Tình hình là thế này, bạn em hỏi em bt này, nhưng chưa học tới phần này nên em đang gặp khó khăn, bài tập về Luật doanh nghiệp, anh chị nào học rồi giúp em nhé!
Bài tập 1: Tranh chấp trong quản lý và điều hành công ty TNHH
A, B, C cung góp vốn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn X kinh doanh thương mại và dịch
vụ. Ngày 05/07/2006, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành fố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh. Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phần vốn góp của các bên vào vốn điều lệ
được xác định như sau:
- A góp bằng một căn nhà tọa lạc tại 215 Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội, trị giá 400 triệu đồng,
chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch.
- B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30% vốn điều lệ.
- C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ.
Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên đã th ực hiện thủ
tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định trong Luật doanh nghiệp 2005. Để tổ chức bộ máy quản lý
nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, B làm Giám đốc, và C là
kế toán trưởng Công ty. Điều lệ hoạt động của Công ty không quy định cụ thể ai là đại diện theo fáp luật
của Công ty.
Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A mang ra góp
vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trư ớc đây không có tiền mặt để góp vốn nên fải góp bằng căn nhà,
nay đã có ti ền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang góp v ốn, và góp thế bằng 500 triệu
đồng tiền mặt. B và C không đồng ý.
Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?
A có thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt được
không? Căn cứ pháp lý?Giả sử B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì có
đúng fáp luật không? Căn cứ pháp lý?
Với lý do B có nhiều sai fạm trong quản lý Công ty, với cương vị chủ tịch Hội đồng thành viên
và là người góp nhiều vốn nhất vào Công ty, A đã ra quyết định cách chức Giám đốc của B và yêu cầu B
bàn giao lại công việc cùng con dấu cho Công ty. Sau đó A ký quyết định bổ nhiệm C làm giám đốc
công ty.
Các quyết định của A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
B chẳng những không đồng ý với các quyết định nói trên mà còn tiếp tục sử dụng con dấu và
danh nghĩa Công ty TNHH X để ký kết hợp đồng với bạn hàng. Trong đó có hợp đồng vay trị giá 500
triệu đồng với Công ty Y. Tại thời điểm ký kết hợp đồng vay vốn thì báo cáo tài chính của công ty cho
thấy giá trị tài sản của Công ty X còn khoảng 800 triệu đồng. Theo hợp đồng, Công ty Y đã chuyển
trước số tiền 300 triệu đồng. Tuy nhiên toàn bộ số tiền này đã được B chuyển sang tài khoản cá nhân của
mình và dùng vào mục đích cá nhân.
Luật doanh nghiệp
Bài tập Luật doanh nghiệp VC287
Page 2
B có quyền giữ lại con dấu của công ty, và hoạt động với danh nghĩa c ủa công ty không? B có
quyền ký kết hợp đồng nói trên không? Căn cứ pháp lý?
Trước tình hình như vậy, A kiện B ra Tòa án yêu cầu B fải hoàn trả khoản tiền 300 triệu đồng.
A có quyền khởi kiện B không? Căn cứ pháp lý?
Công ty Y cũng nộp đơn ra Tòa yêu c ầu công ty X fải hoàn trả số tiền 300 triệu đồng mà Y đã
cho X vay, bồi thường thiệt hại do Công ty X gây ra cho Công ty Y do vi fạm hợp đồng.
Anh, chị hãy giải quyết vụ việc trên?