Chào
#0072bc;">caythongnoel! Đọc bài trả lời của bạn mà tôi không hiểu bạn đang muốn nói cái gì.
Hai vụ việc mà T thực hiện ở trên là hai vụ việc hoàn toàn độc lập. Và người hỏi muốn biết nếu H và K tố cáo ra Công an thì T sẽ bị xử lý thế nào cơ mà.
Chào
#0072bc;">Mrneo! Hành vi của T trong cả 2 trường hợp trên đều là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bạn không nêu cụ thể là T bỏ trốn do không có khả năng trả nợ hay T bỏ trốn mang theo số tiền cầm xe của H và mượn của K, nên chưa xác định được hành vi của T thuộc trường hợp nào quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 140 BLHS.
Ở hành vi thứ nhất, T đã mượn xe của H và T trực tiếp cầm chiếc xe cho hiệu cầm đồ. T đã sử dụng số tiền cầm xe để đánh lô đề (sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp) đãn đến không có khả năng trả nợ. Đây chính là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điểm b khoản 1 Điều 140 BLHS. Việc H cùng T đến hiệu cầm đồ chẳng có ý nghĩa gì đối với việc xác định dấu hiệu phạm tội của T cả.
Ở hành vi thứ 2, T mượn của K 30 triệu. Không rõ là T sử dụng nó vào việc đánh lô đề dẫn đến không có khả năng trả nợ hay vẫn đang giữ nó nhưng đã bỏ trốn để chiếm đoạt nhưng nó vẫn là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên chưa xác định được hành vi của T thuộc trường hợp nào quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 140 BLHS. Việc T viết giấy mượn xe máy của K cũng không có ý nghĩa gì trong việc dấu hiệu phạm tội của T cả. Bởi bản chất của sự việc là mượn tiền chứ không phải mượn xe máy. Và nếu giả sử đó là mượn xe mấy thật thì việc T viết sai số CMND cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bởi ý nghĩa của nó ở đây là có sự việc vay mượn xảy ra giữa những con người có thật, được xác định dựa trên họ tên, chữ viết, chữ ký của T trong giấy vay mượn. Số CMND không phải là căn cứ để xác định người đã vay mượn của K là một người khác chứ không phải là T.
Để tránh việc T bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tốt nhất là gia đình bạn tìm cách ngăn chặn việc H và K tố cáo ra Công an bằng cách kiếm đủ số tiền mà T đã cầm xe chuộc xe về cho H và trả cho K.
Khoản 1 Điều 140 BLHS:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!