Giết người hiếp dâm mình thì có được coi là phòng vệ chính đáng không?

Chủ đề   RSS   
  • #529456 29/09/2019

    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Giết người hiếp dâm mình thì có được coi là phòng vệ chính đáng không?

    Chào anh chị mong được anh chị hỗ trợ về trường hợp này:

    Em có đứa bạn rất đẹp gái. Nên thường hay bị các chàng trai trêu ghẹo vừa rồi trên đường đi học về thi nó bị một thanh niên lạ mặt lôi vào đoạn đường vắng để tính làm trò đồi bại. Vì lúc nào cũng thủ sẵn dao trong người nên bạn em có rút ra và đâm tên kia hai nhát một nhát vào tay và một nhát vào ngực. sau đó thì nó bỏ chay. Sang hôm sau thì tên kia chết vì mất máu quá nhiều. Anh chị cho em hỏi trường hợp của bạn em là phòng vệ chính đáng hay vô ý giết người vậy ạ? Em cảm ơn.

     
    8352 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn HNP1997 vì bài viết hữu ích
    suu1997@gmail.com (14/04/2020) AryaStark (23/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529462   29/09/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    "giết người" thì không thể "vô ý" được. Phải gọi là "vô ý làm chết người"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    AryaStark (23/02/2020)
  • #529473   29/09/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
     
    Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
     
    Như vậy, có thể thấy phòng vệ chính đáng chỉ đặt ra khi thực hiện hành vi chống trả một cách cần thiết, sự cần thiết của hành vi phòng vệ được đánh giá dựa trên các yếu tố: tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại; mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra; sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công; tính chất, mức độ của phương pháp, phương tiện hay công cụ mà kẻ tấn công đã sử dụng; thời gian, địa điểm xảy ra hành vi tấn công và phòng vệ; sức mạnh và khả năng phòng vệ. Chỉ xét đến tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại thì tính mạng con người và xâm hại tình dục đã có sự khác biệt rất lớn. Do đó, về vấn đề bạn nêu ra là không thể áp dụng phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, có thể xét đến trường hợp là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
     
    Trong khi đó vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy chính hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. (Không mong muốn một người chết)
     
    Về trường hợp này mình chỉ nêu quan điểm về tội danh theo luật, không nêu kết luận chính xác là phạm tội nào, vì xét thấy chưa đủ căn cứ để kết luận.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buiquangbinh071214 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (23/02/2020)
  • #529805   30/09/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Giết người hiếp dâm mình mà được xem là hành vi phòng vệ chính đáng thì mình cũng hi vọng điều này được hợp pháp hoá. Cứ hiếp thì giết nó bớt cho xã hội bớt lộn xộn :)) Nói thì nói lvậy nhưng ngẫm lại mặt trái của việc nếu hợp pháp hoá điều này thì dẫn đến việc lợi dụng hành vi này mà giết người hàng loạt thì không phù hợp. Cho nên theo mình nghĩ trường hợp này rơi vào trường hợp vô ý làm chết người là phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChanhLe96 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (23/02/2020)
  • #529817   30/09/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Giết người hiếp dâm mình mà được xem là hành vi phòng vệ chính đáng thì mình cũng hi vọng điều này được hợp pháp hoá. Cứ hiếp thì giết nó bớt cho xã hội bớt lộn xộn :)) Nói thì nói lvậy nhưng ngẫm lại mặt trái của việc nếu hợp pháp hoá điều này thì dẫn đến việc lợi dụng hành vi này mà giết người hàng loạt thì không phù hợp. Cho nên theo mình nghĩ trường hợp này rơi vào trường hợp vô ý làm chết người là phù hợp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538710   12/02/2020

    pigreen
    pigreen
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/02/2020
    Tổng số bài viết (145)
    Số điểm: 2679
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 229 lần


    Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

    Khi xét hành vi “giết kẻ hiếp dâm mình” có được xem là phòng vệ chính đáng hay không cần hội đủ 03 yếu tố:

    Thứ nhất, hành vi để dẫn tới hành động phòng vệ phải là hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, tổ chức, của cá nhân người phòng vệ. Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tùy thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân.

    Thứ hai, về phía người phòng vệ, nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khỏe về cho người có hành vi xâm phạm. Người kia gây tổn hại về sức khỏe cho bạn và sau đó bạn cũng gây tổn hại về sức khỏe lại cho người đó.

    Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi ích của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.

    Theo quan điểm của mình, từ những yếu tố trên, trường hợp của bạn có thể được xem xét là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến vô ý làm chết người.

    - Có thể thấy hành vi “lôi vào đoạn đường vắng để giở trò đồi bại” của nạn nhân trên có thể được xem là hiếp dâm. Hành vi này là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm xâm hại đến sức khỏe, tinh thần, nhân phẩm, danh dự của người khác nên hoàn toàn có quyền phát sinh hành động phòng vệ để chống trả lại.

    - Tuy nhiên, việc đối tượng trên “luôn thủ sẵn dao trong người”; vì mục đích phòng thân đi chăng nữa; là vi phạm pháp luật về tàng trữ, sử dụng vũ khí, có thể vị phạt theo quy định tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Hơn nữa, theo như tình huống trên, đối tượng đã đâm nạn nhân 2 nhát vào tay và ngực. Trong trường hợp này, nếu như đã dùng dao đâm 1 nhát vào tay thì việc đâm vào ngực có thể được xem là vượt quá mức phòng vệ cần thiết. Việc nạn nhân chết do mất quá nhiều máu có thể không nằm trong dự tính của đối tượng.

    - Hành vi chống trả vượt quá giới hạn phòng về chính đáng này có thể bị kết vào tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015. Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy chính hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

    Đây chỉ là một vài phân tích dựa trên góc độ pháp luật và nội dung câu hỏi. Việc để kết luận trường hợp này có phải là phòng vệ chính đáng hay không còn dựa trên nhiều yếu tố thông qua quá trình điều tra và xét xử.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn pigreen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/02/2020) AryaStark (23/02/2020)
  • #578069   18/12/2021

    Giết người hiếp dâm mình thì có được coi là phòng vệ chính đáng không?

    Trong luật Tàu thì hiếp dâm giết thoải mái, nhưng luật Việt Nam thì không.

     
    Báo quản trị |