Giết người hay đe dọa giết người???

Chủ đề   RSS   
  • #96941 20/04/2011

    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Giết người hay đe dọa giết người???

    Em có một tình huống như sau:
    A và B là hàng xóm của nhau, do B có quan hệ bất chính với vợ của A, A biết được rất tức giận nên ngày nào cũng đứng trước nhà B chửi bậy, A còn thực ném xác động vật chết vào nhà B, Nói với B rằng "sẽ có ngày tao giết mày", mọi chuyện trôi qua được 1 tuần khiến gia đình B vô cùng sợ hãi. Hôm đó, A đi nhậu về, có ít hơi men trong người A cầm dao sang trước nhà B, đến trước nhà B A đứng chửi một lúc, B đứng trong nhà sợ qua không giám ra ngoài. Sau đó A cầm dao lao vào nhà B, đúng lúc đó thì mọi người ngăn A lại. A bị bắt.
    Em muốn hỏi ở trường hợp này A phạm tội gì??

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    10385 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #97063   21/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Tình huống này có vẻ xoắn nhỉ?
    Theo chị thì sẽ phân thành 2 hành vi:
    1, là từ khi có mâu thuẫn A hay chửi bậy B, ném xác động vật vào nhà B, nói với B rằng có ngày tao sẽ giết mày. Đối với hành vi này thì:
    Rất có thể A sẽ bị truy tố bởi tội đe dọa giết người nhưng chị cũng không chắc lắm. 
    Muốn cấu thành tội đe dọa giết người thì phải đảm bảo những yếu tố sau:
    - Về hành vi khách quan thì phải có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng của người khác. cái này thì hành vi của A đã cấu thành rồi (tức là đe dọa rằng sẽ có ngày tao giết mày- đe dọa trực tiếp).
    Hành vi này phải gây ra người bị đe dọa một tâm lý lo sợ có căn cứ rằng hành vi giết người sẽ xảy ra (cái này thì khó chứng minh) vì vậy phải dựa vào nhiều yếu tố như:
    + Nội dung và phương thức đe dọa.
    + Thời gian địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi  đe dọa xảy ra.
    + Tương quan giữa bên đe dọa với bên bị đe dọa. ví dụ nếu B là vận động viên đấm bốc A là người ốm yếu thì không thể kết luận là A đe dọa khiến B lo sợ mất ăn mất ngủ được .
    + Thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa khi người phạm tội đe dọa.
    - Chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi.
    - Lỗi cố ý.
    (Tham khảo nguồn là giáo trình luật hình sự phần riêng còn quy định cụ thể của luật hình sự ngoài bộ luật hình sự ra thì không có văn bản nào hướng dẫn vấn đề này thì phải - cái này là theo chị được biết). 

    2 là A đi uống rượu về và cầm dao lao vào nhà B. trường hợp này có thể A đã phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội giết người bởi các đặc điểm như: A đã bắt tay vào thực hiện hành vi tức là cầm dao xông vào nhà B.Hành vi của A cũng chưa xâm hại đến khách thể nào cả (đã được ngăn lại kịp thời) và hậu quả chưa xảy ra.
    Tuy nhiên cần chứng minh được là hành vi A cầm dao lao vào nhà B là để giết B nếu không chứng minh được A không phạm tội.
    Vì hành vi của A là chuẩn bị phạm tội giết người cho nên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
    Em có thể tham khảo thêm nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn thêm về chuẩn bị phạm tội ở đây
    Mấy cái lập luận này yếu quá chắc bị chém nhiều đây. 
    Vài lời góp ý rất vui được trao đổi cùng em !
    Thân!
    Cập nhật bởi hanghell ngày 21/04/2011 02:11:08 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    kajnodo92 (21/04/2011)
  • #97221   21/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần



    chào chị héo nha! hihi
    bài này làm gì xoắn hả chị! hi.
    Như lập luận của chị thì A phạm 2 là đe dọa giết người và giết người ở giai đoạn chuẩn bị ạ. Chị nói#00b050;"> A đã bắt tay vào thực hiện hành vi tức là cầm dao xông vào nhà B.Hành vi của A cũng chưa xâm hại đến khách thể nào cả (đã được ngăn lại kịp thời) và hậu quả chưa xảy ra. Nếu đã bắt đầu thực hiện hành vi thì sao lại là chuẩn bị phạm tội ạ. Việc A cầm dao định đâm B nhưng bị ngăn lại, A không thực hiện được hành vi là do nguyên nhân khách quan, em nghĩ là phạm tội chưa đạt chứ.
    Mong chị giải thích giùm. Hi
    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 21/04/2011 01:24:28 CH

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #97369   21/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Hi #0070c0;">Kajnodo92!

    Chị héo thấy thế này:  hành vi của A chưa thể cấu thành tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt được. Bởi vì:

    Ở đây hành vi của A chỉ dừng lại ở giai đoạn A mang theo dao lao vào nhà B thì đã bị mọi người ngăn cản.

    Như vậy khách thể của tội phạm chưa bị xâm hại, chưa có hậu quả gì xảy ra cả. Mà để cấu thành tội giết người tại điều 93 thì phải có hậu quả chết người xảy ra. Nếu có hậu quả chết người thì quy tội theo điều 93, nếu không chết người quy theo tội cố ý gây thương tích.

    Mặt khách quan (hành vi khách quan) của tội giết người hoặc cố ý gây thương tích phải là đã thực hiện hành vi giết người (chỉ có thể cấu thành tội này ở giai đoạn chưa đạt khi người phạm đã thực hiện hành vi của mình). Ví dụ A đâm vào B nhưng đâm hụt không trúng B => phạm tội chưa đạt. hoặc A muốn giết B và mang dao vào nhà B đâm B một nhát vào tay sau đó lại không muốn giết B nữa mà đưa B đi viện….chẳng hạn thì mới cấu thành tội phạm ở giai đoạn chưa đạt.

    Mà hành vi của A ở đây thì chưa. Chỉ là mang dao vào nhà B, chưa xâm phạm gì đươc đến B thì đã bị ngăn lại.

    Vì vậy không thể kết luận là A phạm tội chưa đạt được mà chỉ ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội mà thôi (theo phân tích ở bài trên).

    Thân hanghell!

     
    Báo quản trị |  
  • #97427   21/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Em hiểu rồi! cảm ơn chị nhiều nha, em sẽ không ọi chị là héo nữa, gọi là heo thôi. Hi

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #97693   22/04/2011

    dangkhoa_middle
    dangkhoa_middle

    Male
    Mầm

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2011
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Mà để cấu thành tội giết người tại điều 93 thì phải có hậu quả chết người xảy ra. Nếu có hậu quả chết người thì quy tội theo điều 93, nếu không chết người quy theo tội cố ý gây thương tích.
    chào bạn hell, quan điểm này mình không đồng ý lắm,vì đ93 đâu bắt buộc cấu thành vật chất, nghĩa là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác mà đã được thực hiện xong(ở đây mình xin không đề cập tới các yếu tố # như chủ thể,khách thể..), thì dù ko có hậu quả chết người thì vẫn vi phạm quy định tại d93.
    VD:A cố ý giết B, A cầm mã tấu chém từ trên xuống vào vị trí đỉnh đầu của B, nhưng do mã tấu bị cùn nên B không chết(xét các yếu tố khác đều đủ)--> A vẫn phạm tội giết người.
    #00b0f0;">đến trước nhà B A đứng chửi một lúc, B đứng trong nhà sợ qua không giám ra ngoài. Sau đó A cầm dao lao vào nhà B...
    A đã công khai hành vi của mình rồi, và đã bắt đầu thực hiện hành vi mà mình mong muốn là chém B. Như vậy ở đây không thể xem là chuẩn bị được mà đã là thực hiện tội phạm rồi.
    VD: tối nay A giấu dao ở gần nhà B, ý định sáng lúc B tập thể dục trước sân thì vờ đến nói chuyện rồi lấy dao chém B--> chuẩn bị.
    sáng thấy B tập thể dục, A ra khỏi nhà(nhằm mục đích tới vờ nói chuyện và lấy dao...)-->thực hiện tp.
    vậy A cầm dao qua sân là đã thực hiện tp rồi, ở fgiai đoạn này, hậu quả có xảy ra hay không, khách thể có bị xâm phạm chưa thì vẫn là giai đoạn thực hiện tp.
    còn về phạm tội gì thì mình xin không có ý kiến.#c00000;">nodo92 phải dũng cảm bảo vệ quan điểm của mình chứ.hj
    thân ái.
    Cập nhật bởi dangkhoa_middle ngày 22/04/2011 05:36:20 PM
     
    Báo quản trị |