Pháp luật Việt Nam không quy định bắt buộc công chứng đối với giấy vay tiền. Khi hai bên thỏa thuận, thống nhất ý chí về nội dung giấy vay tiền và thực hiện giao nhận tiền thì giấy vay tiền đã có giá trị pháp lý hoặc có thêm bên thứ ba làm chứng cho giao dịch.
Cho vay tiền là hình thức cho vay tài sản được thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản và các bên thực hiện giao nhận tiền với nhau. Việc này được thực hiện dưới hình thức văn bản, các bên và người làm chứng cùng nhau ký tên xác nhận hành vi giao nhận tiền đã xảy ra. Khi đó giấy vay tiền có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên.
Giấy vay tiền được xem như hợp đồng vay tài sản. Bởi vì, nội dung giấy vay tiền thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay số tiền đã vay và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Trường hợp 1, khi các bên lập giấy vay tiền không công chứng, chứng thực thì giấy vay tiền đã có giá trị pháp lý trên thực tế. Nhưng giấy vay tiền viết tay không công chứng, khi xảy ra tranh chấp, một trong các bên có thể từ chối nội dung hợp đồng thì bên còn lại phải chứng minh được sự việc đã ký vào giấy tờ vay tiền. Việc chứng minh bên cho vay tiền đã giao nhận tiền xảy ra trên thực tế sẽ khó khăn và phức tạp hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Trường hợp 2, để có thể chắc chắn được hợp đồng vay có thể đảm bảo quyền lợi cho bên cho vay nếu sau này giữa hai bên có tranh chấp phát sinh thì nên công chứng hoặc chứng thực giấy vay tiền hoặc ít nhất là có người làm chứng thì mới xác định được chắc chắn vào thời điểm ký vào giấy vay tiền thì bên vay và bên cho vay cả hai bên đều hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa, lừa dối hoặc ép buộc.
Hướng giải quyết khi người vay tiền đến hạn thời hạn phải thanh toán khoản nợ mà không trả tiền:
Hướng 1: làm đơn Khởi kiện tới Tòa án theo hướng giải quyết vụ án dân sự:
Hướng 2: làm đơn Tố giác tội phạm tới cơ quan công án theo hướng giải quyết vụ án:
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
...
Theo đó, trong trường hợp, đến thời hạn phải trả tiền, mặc dù người vay tiền của bạn có khả năng là có tài sản để trả cho bạn, kể cả đất đai, nhà cửa, ô tô, xe máy,... nhưng vẫn cố tình không trả thi người cho vay có quyền nộp đơn Tố giác tội phạm về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 3 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 với mức hình phạt có thể là bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.