"Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền."
Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ thì UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch.
Trong khi đó, Luật Công chứng 2014 quy định “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”.
Theo các quy định trên thì có thể hiểu các tổ chức hành nghề công chức có thẩm quyền công chứng Giấy ủy quyền bởi vì đó là một giao dịch dân sự. Tuy nhiên, tại một số xã, phường nếu chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền với tính chất là chứng thực chữ ký trong các “văn bản”, “giấy tờ” thì vẫn phù hợp với quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP như trên.
Như vậy, bạn có thể làm giấy ủy quyền theo thời hạn thỏa thuận và ra ủy ban cấp xã hoặc phòng công chứng để công chứng giấy ủy quyền.