Chào bạn! Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:
Theo quy chế kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (Ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 tại Điều 30,31,32 và Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 Điều kiện kinh doanh karaoke:
1. Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;
2. Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng;nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa;
3. Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên;Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau);
5. Địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề;
a) Hộ liền kề là hộ có tường với tường phòng nhà ở liền kề hát karaoke hoặc đất liền kề mà tường nhà ở cách tường phòng hát karaoke dưới 5m;
b) Hộ liền kề ý có quyền đồng cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh sau:Trường hợp người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước, hộ liền kề xây dựng nhà ở sau hoặc được quyền đến ở sau khi người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh thì hộ liền kề không có quyền quy định tại nghị định này.
c) Văn bản đồng ý của hộ liền kề phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại, do người xin Giấy phép kinh doanh nộp trong hồ sơ xin cấp giấy phép và có giá trị trong suốt thời hạn người kinh doanh được quyền kinh doanh quy định trong giấy phép;
d) Trường hợp hộ liền kề không có văn bản đồng ý nhưng cũng không phản đối thì được coi là không có ý kiến và phải có văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến.
6. Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng.
7. Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách dù không thu riêng tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng hát karaoke cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke quy định tại Điều 30 và phải được cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Quy chế.ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình quy định tại khoản 2 Điều 33 Quy chế, phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình.Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức.
8. Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái
Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307
Trân trọng!