Giấy phép lao động có bị thu hồi khi tạm hoãn hợp đồng không?

Chủ đề   RSS   
  • #615394 19/08/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 28522
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 604 lần
    SMod

    Giấy phép lao động có bị thu hồi khi tạm hoãn hợp đồng không?

    Tạm hoãn hợp đồng với người lao động nước ngoài có bị thu hồi giấy phép lao động không? Trình tự thu hồi thế nào? Đã bị thu hồi mà vẫn tiếp tục làm việc thì bị xử lý thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Giấy phép lao động có bị thu hồi khi tạm hoãn hợp đồng không?

    Căn cứ Điều 156 Bộ Luật Lao động 2019 và Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định về những trường hợp thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài như sau:

    - Giấy phép lao động hết thời hạn.

    - Chấm dứt hợp đồng lao động.

    - Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

    - Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.

    - Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.

    - Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    - Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

    - Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

    - Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Theo đó, có thể thấy, trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận không thuộc một trong những trường hợp thu hồi giấy phép lao động theo quy định đã nêu trên.

    (2) Việc thu hồi giấy phép lao động hiện nay được thực hiện theo trình tự như thế nào?

    Căn cứ Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định về trình tự thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài như sau:

    - Trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi lại giấy phép từ người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ LĐ-TB&XH hoặc Sở LĐ-TB&XH đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.

    - Trường hợp được quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì Bộ hoặc Sở LĐ-TB&XH đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ hoặc Sở LĐ-TB&XH đã cấp giấy phép lao động đó.

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ hoặc Sở LĐ-TB&XH sẽ có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.

    Theo đó, hiện nay, việc thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài được thực hiện theo trình tự như đã nêu trên.

    (3) Đã bị thu hồi giấy phép lao động mà vẫn tiếp tục làm việc thì bị xử lý như thế nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi như sau:

    - Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

    - Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

    Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cũng có nêu rõ, quy định mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt sẽ bằng 02 lần mức đối với cá nhân.

    Như vậy, trường hợp giấy phép lao động của người nước ngoài đã bị thu hồi mà vẫn tiếp tục làm việc thì được coi như làm việc mà không có giấy phép lao động. Theo đó, trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng (gấp đôi nếu trường hợp vi phạm là tổ chức). Thêm nữa, người lao động nước ngoài trong trường hợp này còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là trục xuất ra khỏi Việt Nam.

     
    184 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (05/11/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận