Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp còn hiệu lực thì có được sử dụng tại Việt Nam?

Chủ đề   RSS   
  • #613085 21/06/2024

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1194)
    Số điểm: 8700
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp còn hiệu lực thì có được sử dụng tại Việt Nam?

    Có thể thấy đối với giấy phép hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam thì mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Vậy đặt ra trường hợp nếu người ở nước ngoài, hiện đã được cấp Giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn hiệu lực thì có được sử dụng tại Việt Nam hành nghề không ?

    Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp còn hiệu lực thì có được sử dụng tại Việt Nam?

    Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định Thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp như sau:

    1. Giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được xem xét thừa nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    - Được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết; giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài mà cơ quan, tổ chức đó được Bộ Y tế đánh giá để thừa nhận theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    - Còn hiệu lực tại thời điểm đề nghị thừa nhận;

    - Có thông tin về chức danh chuyên môn và chức danh đó phải tương đương với một trong các chức danh chuyên môn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 26 của Luật này.

    2. Thủ tục thừa nhận giấy phép hành nghề được quy định như sau:

    - Người có giấy phép hành nghề gửi hồ sơ đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề đến Bộ Y tế, bao gồm đơn đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề và bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp;

    - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời về việc thừa nhận hoặc không thừa nhận giấy phép hành nghề;

    - Trường hợp cần xác minh đối với việc đào tạo ở nước ngoài của người hành nghề thì thời hạn thừa nhận là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.

    Do đó, Giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn hiệu lực thì không mặc nhiên sẽ  được sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được xem xét thừa nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, và việc giấy phép còn hiệu lực là một trong những điều kiện đó.

    Quy định về gia hạn giấy phép hành nghề khám chữa bệnh hiện nay?

    Căn cứ Điều 32 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về Gia hạn giấy phép hành nghề như sau:

    1. Gia hạn giấy phép hành nghề áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề hết hạn.

    2. Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng và lương y bao gồm:

    -  Đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định tại Điều 22 của Luật này;

    -  Có đủ sức khỏe để hành nghề;

    -  Phải thực hiện thủ tục gia hạn ít nhất 60 ngày trước thời điểm giấy phép hành nghề hết hạn, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

    -  Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

    3. Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.

    4. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề bao gồm tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.

    5. Thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề được quy định như sau:

    -  Người đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;

    -  Trong thời gian kể từ khi nhận đủ hồ sơ đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc gia hạn hoặc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu không thực hiện việc gia hạn; trường hợp đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề mà không có văn bản trả lời thì giấy phép hành nghề tiếp tục có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023

    -  Trường hợp cần xác minh việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục của người hành nghề theo chương trình do cơ quan, tổ chức nước ngoài thực hiện thì thời hạn gia hạn là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.

    6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Trên đây là những quy định về quy định về gia hạn giấy phép hành nghề khám chữa bệnh hiện nay.

     
    214 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #617224   08/10/2024

    Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp còn hiệu lực thì có được sử dụng tại Việt Nam?

    Vậy nếu BYT thừa nhận thì Bác sĩ được phép hành nghề ở VN ạ? Bác có cần phải đăng kí thông dịch viên không nếu Bác không biết tiếng việt? Bác biết tiếng mẹ đẻ và có bạn thông dịch viên rành tiếng mẹ đẻ của bác

     

     
    Báo quản trị |  
  • #617412   11/10/2024

    phucpham2205
    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 25600
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 516 lần
    SMod

    Chào chị, vấn đề mà chị hỏi có thể tham khảo ý kiến sau đây: 

    Như tại bài viết có nêu thì người nước ngoài hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận cơ quan có thẩm quyền thì được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. Tuy nhiên, người này còn phải đáp ứng các điều kiện như:

    - Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh.

    - Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    - Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023.

    Căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 có quy định về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:

    “1. Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là người hành nghề nước ngoài) được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;

    b) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

    c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.

    3. Việc sử dụng ngôn ngữ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này phải có người phiên dịch;

    b) Việc ghi thông tin về khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện bằng ngôn ngữ đã đăng ký của người hành nghề nước ngoài đồng thời phải được dịch sang tiếng Việt.

    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; quy định việc sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ, người bệnh là người nước ngoài.”

    Từ quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay, bác sĩ người nước ngoài vẫn có thể hoạt động tại Việt Nam mặc dù không biết tiếng Việt thành tạo. Tuy nhiên trường hợp này phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.

     
    Báo quản trị |