Chào bạn!
Vấn đề bạn thắc mắc, Luật sư giải đáp như sau:
1. Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm, pháp luật hiện hành quy định cần phải có “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”. khoản 1 Điều 34, Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm như sau:
“1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”
2. Việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương. Tại Điều 7 Thông tư 29/2012/BCT quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
“1. Cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm:
a) Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
- Rượu: Từ 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Bia: Từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Nước giải khát: Từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Sữa chế biến: 20.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
- Dầu thực vật: Từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bánh kẹo: Từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bột và tinh bột: Từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các sản phẩm trên.
b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp Giấy chứng nhận đối với:
- Các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong phạm vi địa bàn tỉnh/thành phố có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2) Cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm:
a) Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân sản xuất thực phẩm có quy mô và mặt hàng sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó; các cơ sở kinh doanh trực thuộc Thương nhân sản xuất có quy mô, mặt hàng và địa bàn sản xuất theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này.”
Về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Điều 34, Luật an toàn thực phẩm quy định như sau:
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, đối với cơ sở kinh doanh bán buôn, bán lẻ thực phẩm thì cần phải có một loại giấy phép con quan trọng hàng đầu là “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”. Ngoài ra, nếu công ty của người thân bạn kinh doanh thêm các mặt hàng khác thì cần có các giấy phép khác như kinh doanh rượu thì cần giấy phép bán buôn rượu, giấy phép bán lẻ rượu do Bộ công thương và Sở công thương cấp…
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư dựa trên những thông tin bạn thắc mắc. Tuy nhiên để được tư vấn cụ thể hơn, chi tiết hơn bạn có thể gửi thêm tài liệu hoặc đến gặp trực tiếp Luật sư tại công ty Luật Thành đô.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này bạn có thể tham khảo các bài viết của các chuyên gia pháp luật hàng đầu về đất đai được Luật Thành Đô đăng trên webhttp://luatthanhdo.com
Mọi vướng mắc xin vui lòng liên hệ Công Ty Luật Thành Đô để được tư vấn miễn phí.
Chúc bạn thành công!
Trân trọng!
Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Hotline: 0919 089 888
CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ
Điện thoại: 024 3789 8686
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 1958
Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn
Website: http://luatthanhdo.com - http://luatthanhdo.com.vn
* CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:
1. Tư vấn các vấn đề pháp lý: Đầu tư, doanh nghiệp, thương mại, lao động, đất đai, nhà ở, tài chính, kế toán, hôn nhân gia đình, thừa kế…;
2. Tham gia tranh tụng;
3. Đại diện ngoài tố tụng;
* TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ:
Thông qua địa chỉ email: luatsu@luatthanhdo.com.vn, Website: www.luatthanhdo.com - www.luatthanhdo.com.vn hoặc tổng đài tư vấn luật trực tuyến: 1900 1958