Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt chưa xác định được quốc tịch được cấp thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #608504 31/01/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt chưa xác định được quốc tịch được cấp thế nào?

    Đối với nhiều người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch việc chưa được cấp thẻ căn cước sẽ rất thiệt thòi. Tuy nhiên, người chưa xác định được quốc tịch sẽ được cấp Giấy chứng nhận căn cước. Vậy quy định cấp Giấy chứng nhận căn cước được thực hiện ra sao?
     
     
    1. Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận căn cước
     
    Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã theo khoản 1 Điều 30 Luật Căn cước 2023.
     
    2. Giấy chứng nhận căn cước dùng để làm gì?
     
    Theo khoản 2 Điều 30 Luật Căn cước 2023 quy định nội dung quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước bao gồm:
     
    - Thu thập thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;
     
    - Cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã được thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước;
     
    - Xác lập số định danh cá nhân cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;
     
    - Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước.
     
    3. Giấy chứng nhận căn cước bao gồm những thông tin gì?
     
    Căn cứ khoản 3 Điều 30 Luật Căn cước 2023 thông tin được in trên giấy chứng nhận căn cước bao gồm:
     
    - Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
     
    - Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;
     
    - Dòng chữ “CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC”;
     
    - Ảnh khuôn mặt, vân tay;
     
    - Số định danh cá nhân;
     
    - Họ, chữ đệm và tên;
     
    - Ngày, tháng, năm sinh;
     
    - Giới tính;
     
    - Nơi sinh;
     
    - Quê quán;
     
    - Dân tộc;
     
    - Tôn giáo;
     
    - Tình trạng hôn nhân;
     
    - Nơi ở hiện tại;
     
    - Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ;
     
    - Ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp;
     
    - Thời hạn sử dụng.
     
    4. Địa điểm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước ở đâu?
     
    Công dân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận căn cước có thể đến nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước được quy định như sau:
     
    Thứ nhất: Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch sinh sống;
     
    Thứ hai: Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại điểm a khoản này tổ chức làm thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
     
    5. Giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước
     
    Theo khoản 5 Điều 30 Luật Căn cước 2023 quy định giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước được quy định như sau:
     
    - Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
     
    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số định danh cá nhân trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người được cấp giấy chứng nhận căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
     
    Khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch phải xuất trình giấy chứng nhận căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được chứng nhận trong giấy chứng nhận căn cước, trừ trường hợp thông tin của người đó đã được thay đổi hoặc thông tin trong giấy chứng nhận căn cước không thống nhất với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
     
    - Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật.
     
    Xem thêm Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
     
    955 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (05/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận