Giáo viên các trường tư thục, quốc tế vẫn cần phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?

Chủ đề   RSS   
  • #569028 15/03/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Giáo viên các trường tư thục, quốc tế vẫn cần phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?

    Giáo viên trường tư thục, công lập và chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

    Giáo viên trường tư thục, quốc tế và chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?

    Những ngày vừa qua, các thông tin liên quan đến mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhận được sự quan tâm rất lớn từ đội ngũ giáo viên cả 4 cấp học. Nhiều giáo viên trường tư thục, trường quốc tế cũng đang đặt ra câu hỏi về những chứng chỉ liên quan theo quy định của các Thông tư mới, tuy nhiên họ có cần đáp ứng những yêu cầu đó hay không?

    Lật lại quy định ở các Thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương cho giáo viên tại các trường từ cấp mầm non đến trung học phổ thông, ta có thể tìm thấy câu trả lời dễ dàng như sau:

    Thứ nhất: Các Thông tư này là quy định BẮT BUỘC dành cho Viên chức

    Tại điều luật quy định về Đối tượng điều chỉnh của các Thông tư trên đều có quy định tương tự như sau:

    “1. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

    (Khoản 1 Điều 1 Thông tư 01)

    “1. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập.

    (Khoản 1 Điều 1 Thông tư 02)

    Đó là lý do vì sao viên chức giáo viên giảng dạy tại các trường công lập là những người hết sức quan tâm tới những văn bản này.

    Thứ hai: Giáo viên tại các trường tư thục VẪN CÓ THỂ phải áp dụng quy định tại các văn bản này

    Cũng tại quy định về Đối tượng điều chỉnh trong những văn bản trên, có một điều khoản như sau:

    “3. Các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục có thể vận dụng quy định tại Thông tư này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên.”

    (Khoản 3 Điều 1 Thông tư 01)

    “3. Các trường tiểu học tư thục có thể vận dụng các quy định tại Thông tư này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên.”

    (Khoản 3 Điều 1 Thông tư 02)

    Như vậy có thể thấy, các trường thuộc nhóm dân lập, tư thục, quốc tế (trường quốc tế cũng được xem như trường tư thục) cũng sẽ có thể áp dụng những quy định tại các Thông tư 01, 02, 03, 04 để quản lý giáo viên của mình.

    Tuy nhiên, những điều luật trên đều sử dụng từ “có thể”, tức không bắt buộc toàn cơ sở giáo dục tư thục, dân lập phải căn cứ vào văn bản này để quản lý giáo viên của mình mà còn có thể căn vào hợp đồng làm việc giữa nhà trường và giáo viên.

    Để biết được trường học mình đang giảng dạy có yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hay không, các thầy cô có thể thắc mắc trực tiếp lên ban lãnh đạo nhà trường nếu không có thông báo công khai!

     

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 15/03/2021 11:56:30 SA
     
    1972 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (16/03/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #569579   30/03/2021

    Bản chất giáo viên trước khi ra giảng dạy là đã được đào tạo và công nhận nghề nghiệp sư phạm. Do đó, giáo viên không nhất thiết phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Và cũng cần ra soát, sửa đổi quy định chức danh nghề nghiệp để phù hợp với viên chức từng ngành, lĩnh vực.

     
    Báo quản trị |  
  • #569610   30/03/2021

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Theo Điều 3 Thông tư 13/2017/TT-BGDĐT quy định về điều kiện cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giáo dục nghề nghiệp, cụ thể như sau:
     
    *Về kinh nghiệm và năng lực của cơ sở giáo dục:
     
    - Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm đào tạo trình độ cao đẳng trở lên, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tại thời điểm giao nhiệm vụ bồi dưỡng, cơ sở giáo dục đã hoàn thành tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
     
    - Có chương trình chi tiết các chuyên đề và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đã được thẩm định theo quy định;
     
    - Có đủ tài liệu học tập, tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập;
     
    - Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành đáp ứng được công tác bồi dưỡng.
     
    *Về đội ngũ giảng viên:
     
    Có đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên tham gia giảng dạy phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định trong chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có tối thiểu 70% giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy một chương trình bồi dưỡng.
     
    Như vậy, các cơ sở giáo dục đáp ứng đầu đủ các điều kiện sẽ được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giáo dục nghề nghiệp.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |