Giao kết hợp đồng điện tử vào năm 2024 cần chú ý một số nội dung này

Chủ đề   RSS   
  • #605105 30/08/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Giao kết hợp đồng điện tử vào năm 2024 cần chú ý một số nội dung này

    Luật Giao dịch điện tử năm 2023 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 trong đó, quy định chi tiết nhiều vấn đề quan trọng về giao dịch được thực hiện thông qua môi trường điện tử. Do đó, khi giao kết hợp đồng điện tử vào năm 2024 cần chú ý một số nội dung sau đây:
     
    giao-ket-hop-dong-dien-tu-vao-nam-2024-can-chu-y-mot-so-noi-dung-nay
     
    1. Hợp đồng điện tử là gì?
     
    Theo khoản 16 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 có quy định hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Để hiểu rõ hơn về thông điệp dữ liệu thì đây là thông tin được tạo ra, được gửi, được nhận, được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
     
    Khi giao kết hợp đồng điện tử các bên căn cứ quy định về giao kết như sau:
     
    - Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử.
     
    - Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
     
    2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
     
    Căn cứ Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 quy định hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng.
     
    Cụ thể, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
     
    Theo Điều 38 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:
     
    Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng văn bản giấy.
     
    3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử và thực hiện hợp đồng điện tử
     
    Khi giao kết hợp đồng điện tử thì các bên tuân thủ nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử theo Điều 36 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 như sau:
     
    - Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
     
    - Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
     
    - Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
     
    4. Về nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu khi giao kết
     
    Căn cứ Điều 37 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
     
    Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được thực hiện theo quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 Luật Giao dịch điện tử 2023.
     
    (1) Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu
     
    Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
     
    - Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo. 
     
    - Trường hợp hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin;
     
    - Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được gửi thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.
     
    (2) Nhận thông điệp dữ liệu
     
    - Người nhận thông điệp dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được chỉ định nhận thông điệp dữ liệu từ người khởi tạo thông điệp dữ liệu nhưng không bao gồm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu.
     
    - Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì việc nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
     
    + Người nhận được xem là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu được nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được;
     
    + Người nhận có quyền coi mỗi thông điệp dữ liệu nhận được là một thông điệp dữ liệu độc lập, trừ trường hợp thông điệp dữ liệu đó là bản sao của một thông điệp dữ liệu khác mà người nhận biết hoặc buộc phải biết thông điệp dữ liệu đó là bản sao;
     
    + Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo có yêu cầu hoặc thỏa thuận với người nhận về việc người nhận phải gửi cho mình thông báo xác nhận khi nhận được thông điệp dữ liệu thì người nhận phải thực hiện đúng yêu cầu hoặc thỏa thuận này;
     
    + Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo đã tuyên bố thông điệp dữ liệu đó chỉ có giá trị khi có thông báo xác nhận, thông điệp dữ liệu đó được xem là chưa gửi cho đến khi người khởi tạo nhận được thông báo của người nhận xác nhận đã nhận được thông điệp dữ liệu đó;
     
    + Trường hợp người khởi tạo đã gửi thông điệp dữ liệu mà không tuyên bố về việc người nhận phải gửi thông báo xác nhận và cũng chưa nhận được thông báo xác nhận, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, thì người khởi tạo có thể thông báo cho người nhận là chưa nhận được thông báo xác nhận và ấn định khoảng thời gian hợp lý để người nhận gửi thông báo xác nhận; nếu người khởi tạo vẫn không nhận được thông báo xác nhận trong khoảng thời gian đã ấn định thì người khởi tạo có quyền xem là chưa gửi thông điệp dữ liệu đó.
     
    (3) Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu
     
    Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
     
    - Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định và có thể truy cập được; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận và có thể truy cập được;
     
    - Ở bất kỳ địa điểm nào thông điệp dữ liệu được nhận thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu vẫn được coi là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở chính hoặc trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.
     
    (4) Gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu
     
    Trường hợp người khởi tạo hoặc người nhận chỉ định một hoặc nhiều hệ thống thông tin tự động gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu thì việc gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
     
    Xem thêm Luật Giao dịch điện tử năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
     
    1103 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (12/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #617270   09/10/2024

    Giao kết hợp đồng điện tử vào năm 2024 cần chú ý một số nội dung này

    Thắc mắc về hợp đồng điện tử:

    Kính nhờ Thư viện pháp luật giải đáp giúp: Trường hợp hợp đồng thương mại một bên ký tươi, sau đó chuyển thể thành dữ liệu điện tử (dưới dạng file .pdf hoặc ảnh jpg...) và gửi một bên ký số thì có được gọi là hợp đồng điện tử?

    Trân trọng cảm ơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #617642   18/10/2024

    phucpham2205
    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 28342
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 599 lần
    SMod

    Chào chị, trường hợp của chị có thể tham khảo ý kiến sau đây:

    Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của chữ ký số như sau:

    “1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

    2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

    3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.”

    Có thể thấy, hiện chữ ký số có thể thay thế cho chữ ký sống và con dấu trong giao dịch hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch có thể sử dụng chữ ký số để thay thế cho việc ký tay và đóng dấu trên các loại văn bản, tài liệu, hợp đồng, thỏa thuận.

    Lưu ý: Chữ ký số chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia giao dịch cần sử dụng chữ ký số do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của pháp luật.

    Cạnh đó, tại Điều 119 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định như sau:

    1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    Ngoài ra, khoản 4 Điều 400 Bộ Luật dân sự 2015 cũng có nêu rõ thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

    Đồng thời, tại khoản 1 Điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2023 cũng có quy định các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

    Từ những quy định nêu trên, có thể thấy, khi giao kết hợp đồng các bên có thể ký sống vào văn bản; hoặc bằng hình thức được chấp nhận khác như chữ ký điện tử, chữ ký số, chữ ký scan, chữ ký hình ảnh, điểm chỉ bằng vân tay... để thể hiện ý chí chấp thuận nội dung mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng điện tử

    Tuy nhiên, chị nên hạn chế xác lập giao dịch nửa điện tử, nửa thông thường bởi phải chứng minh giao dịch dân sự có hiệu lực trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

     
    Báo quản trị |