Giáo dục Pháp luật vào trường phổ thông?

Chủ đề   RSS   
  • #458645 24/06/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Giáo dục Pháp luật vào trường phổ thông?

    Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai.

    Và việc đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong các trường học theo tinh thần Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng và Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của TTCP - “Chú trọng việc chuẩn hóa nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật chính khóa cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú”.

    Mình thấy rằng nếu đưa PL vào trong các chương trình ngoại khóa, tuyên truyền phổ biến các văn bản PL gắn liền với đời sống hằng ngày của các học sinh như: Luật hình sự, luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, luật phòng chống ma túy, luật giao thông đường bộ, luật nghĩa vụ quân sự, luật bầu cử đại biểu quốc hội nhằm làm cho học sinh và đội ngũ thầy cô giáo nắm vững các nội dung về Luật để thực hiện tốt.

    Việc đưa PL vào tuyên truyền nên thông qua các chương trình như đố vui ôn tập cho học sinh vào thứ hai hàng tuần, tổ chức các chương trình phát thanh măng non thường xuyên lồng các nội dung tuyên truyền Pháp luật.

    Đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và bản thân môn học này trước kia khá mờ nhạt và không phát huy hết tiềm năng của môn học này, tuy nhiên năm 2017 này đã có sự đột phá trong công tác giáo dục là việc đưa môn học này vào kì thi trung học phổ thông quốc gia. Điều này làm cho bộ môn này được chú trọng hơn trước đây, một phần do đạo đức và ý thức của thế hệ trẻ đang xuống cấp, việc học làm người sẽ cần được chú ý hơn song song với việc dạy kiến thức. Giáo viên giảng dạy bô môn này sẽ được tập huấn vừa là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên tham dự trong các đội ngũ và học sinh trong toàn thể Nhà trường.

    Cuối cùng mình nghĩ nên có một tủ sách pháp luật của trường nhằm phục vụ giáo viên, học sinh có nhu cầu tìm hiểu, tra cứu đến khai thác.

    Bác Hồ đã có câu “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

    Cập nhật bởi DT_DA ngày 24/06/2017 08:20:53 CH
     
    22746 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #458647   24/06/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn, rất đồng ý với quan điểm của bạn. Theo mình thì giáo duc việt nam nên trú trọng nhiều hơn đến đâo tạo con người; Cảm ơn bài viết của bạn

     
    Báo quản trị |  
  • #458649   24/06/2017

    Như ta đã biết giáo dục pháp luật trong nhà trường được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau nhưng có hai kênh chính đó là: giáo dục pháp luật thông qua các chương trình môn học có liên quan trực tiếp đến pháp luật như: đạo đức (tiểu học), giáo dục công dân (trung học cơ sở, trung học phổ thông), pháp luật đại cương (trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học) và giáo dục pháp luật thông quá các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên. Việc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường gắn với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập các môn học đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật và nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của giáo dục pháp luật trong nhà trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tác động của xã hội, của môi trường sống, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, các tổ chức chính trị xã hội ... Thiết nghĩ công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên cần hướng nhiều hơn đến việc giáo dục thái độ và hành vi tự giác thực hiện pháp luật. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (28/08/2017)
  • #458651   24/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình nghĩ là nên, nhưng với một số kiến thức đơn giản nhất để các em biết được quyền hạn và trách nhiệm của mình trong một số trường hợp nhất định. Việc đưa giáo dục pháp pháp luật vào chương trình học, nếu làm tốt được điều này bên cạnh nâng cao ý thức thái, thái độ của các em học sinh, mà còn giúp các em có một nền tảng kiến thức pháp luật để bảo vệ bản thân và giảm tỉ lệ vi phạm pháp luât của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nên bổ sung chương trình luật vào nội dung của môn Giáo dục công dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #458654   24/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Việc đưa pháp luật vào trường phổ thông là điều cần thiết. Phổ biến pháp luật đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và được xã hội ngày càng quan tâm. Làm tốt công tác phổ biến pháp luật là góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ ngay từ trên ghế nhà trường, tạo nếp sống, hành động "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".
    Đặc biệt, hiện nay các tội phạm do trẻ em gây ra đang có xu hướng tăng do các em không hiểu biết về pháp luật và không nhân thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
     
    Ở lứa tuổi này, tâm lý các em có nhiều biến động rất nhạy cảm, dễ xúc động, dễ bị kích động, bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, như: phim, ảnh, các hoạt động văn hóa xã hội. Khi cơ thể phát triển tạo ra các nhu cầu tìm hiểu sự việc, những ham muốn về sinh lý, về giới tính cộng với tính tò mò muốn biết hết mọi việc, muốn làm như "người lớn", bắt chước người lớn, vì thế, nếu không được giáo dục, không được dạy bảo, dễ nảy sinh các tâm lý lệch lạc, dẫn đến hành vi phạm tội, do không được giáo dục, thiếu hiểu biết về cuộc sống nói chung và các hiểu biết về pháp luật nói riêng.  

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    DT_DA (28/08/2017)
  • #458657   24/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Việc đưa giáo dục pháp luật vào chương trình học phổ thông là quá hợp lý và đáng ra phải được thực hiện từ lâu rồi mới đúng. Tuổi học phổ thông đã đủ để quy định trách nhiệm hình sự cho học sinh phạm tội thì tại sao lại không thực hiện việc giáo dục kiến thức pháp luật ngay từ tuổi này cho các em. Với khả năng nhận thức, tiếp thu của học sinh THPT thậm chí là THCS hiện nay, các em đã có thể lĩnh hội được các kiến thức pháp luật cơ bản. Chẳng cần phải giáo dục những kiến thức nào quá to tát, vĩ đại làm gì, chỉ cần truyền đạt cho các em hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật để thực hiện cho đúng là đã tốt lắm rồi. Thiết nghĩ, việc thực hiện giáo dục kiến thức pháp luật ngay từ chương trình học phổ thông sẽ góp phần giảm tỷ lệ tội phạm được thực hiện bởi đối tượng trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Đề xuất này nên được triển khai càng sớm càng tốt.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (28/08/2017)
  • #458661   24/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Mình cũng nghĩ đây là điều nên làm. Cần cho học sinh tiếp cận với những kiến thức đó vì nó thực sự cần thiết và quan trọng. Những kiến thức này càng được đào tạo sớm lúc nào tốt lúc đó. Tuy nhiên, nếu đã đưa vào hệ thống giáo dục thì nên đào tạo một cách bài bản, tới nơi tới chôn, vừa và đủ tránh hiện tượng đưa vào "cho có" và sau cùng học sinh học rồi cũng không năm được gì.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (28/08/2017)
  • #465799   28/08/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    thuytrang95 viết:

    Mình cũng nghĩ đây là điều nên làm. Cần cho học sinh tiếp cận với những kiến thức đó vì nó thực sự cần thiết và quan trọng. Những kiến thức này càng được đào tạo sớm lúc nào tốt lúc đó. Tuy nhiên, nếu đã đưa vào hệ thống giáo dục thì nên đào tạo một cách bài bản, tới nơi tới chôn, vừa và đủ tránh hiện tượng đưa vào "cho có" và sau cùng học sinh học rồi cũng không năm được gì.

    Mình cũng đồng ý với quan điểm này, kiến thức về Pháp luật là cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên cũng như bạn nói, nó sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn bước đầu để tạo ra một chương trình học một cách khoa học và hợp lý, dễ hiểu vì Pháp luật khô khan nhưng lời lẽ thì diễn đạt được, còn việc đưa Pháp luật vào đào tạo mà làm không được bài bản, làm cho có thì không được, nó cần có một kế hoạch và chương trình tốt... để không phải là gánh nặng cho việc học vì vẫn đang trong quá trình giảm tải chương trình sách giáo khoa...

     
    Báo quản trị |  
  • #458664   24/06/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Đồng ý 2 tay 2 chân là nên có một vài buổi ngoại khóa sinh hoạt về vấn đề này,những tình huống mà ở lứa tuổi các em có thể dễ dàng mắc phải và vô hình dung có thể đẩy các em vào con đường lao lý. Tội phạm ở nước ta càng ngày càng trẻ hóa và dường như càng máu lạnh nhiều hơn, tuy nhiên, nếu đã đưa vào giáo dục thì cần thực hiện nghiêm túc, xác nhận là các em tiếp thu đúng, đầy đủ những kiến thức pháp luật chứ không phải dạy cho có, mặc kệ các em có quan tâm hay không

     
    Báo quản trị |  
  • #458666   24/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Các trường phổ thông dạy luật cũng lâu rồi, nhưng chỉ có lớp 12 mới được học, có vẻ hơi muộn mà cũng không nhiều lắm, với cả cách dạy quá sức nhàm chán, dẫn đến khó tiếp thu được, tuổi dậy thì dễ không kiềm chế được hành vi, lại không hiểu luật nên mới xảy ra nhiều vụ án đau lòng

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #458670   24/06/2017

    teppi75
    teppi75

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2010
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    Có nên đưa pháp luật vào trường phổ thông

    Ở trường phổ thông pháp luật được học thông qua bộ môn Giáo dục công dân và theo quy định thì trong thư viện đạt chuẩn phải có tủ sách pháp luật.
     
    Báo quản trị |  
  • #458672   24/06/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Việc đưa giáo dục pháp luật vào chương trình học của học sinh giúp đa số các bạn học sinh hiếu biết và tuân thủ pháp luật, mình thấy là bộ môn giáo dục công dân trong môi trường học sinh cũng có 1 phần giáo dục về pháp luật trong đó.

    Đồng ý là bộ môn giáo dục công dân ở một số nơi được các thầy cô giảng dạy còn khá mờ nhạt, gây nhàm chán với các bạn học sinh, tuy nhiên bản chất môn học này giống như là một bước đệm để các em có thể dễ dàng tiếp xúc với hệ thống pháp luật hiện hành, do đó môn học này vừa mang tính định hướng đạo đức cho học sinh vừa cung cấp cho các em các kiến thức căn bản về pháp luật Việt Nam.

    Tuy nhiên việc pháp luật sẽ khá khô cứng nếu việc truyền tải các kiến thức này chưa tinh tế hay thu hút các bạn học sinh, việc hướng dẫn luật pháp một cách sinh động trực quan vừa giúp người học nắm bắt nhanh và nhớ lâu, ngoài ra còn giúp các em hứng thú, muốn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật nước nhà cũng như thế giới. 

    Do vậy mình thấy việc giáo dục pháp luật không nên chỉ dừng lại ở các buổi chuyên đề hay sinh hoạt ngoại khóa vì như vậy sẽ không thể truyển tải được hết các kiến thức pháp luật căn bản cho học sinh, mà thứ nhất là cụ thể hóa nó thành 1 môn học riêng biệt hoặc phương án thứ hai là hoàn thiện chương trình giáo dục công dân sao cho sát với các tình huống pháp luật thực tế hơn là mang nặng về lý thuyết , giáo dục chủ nghĩa, đường lối,...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhdatvo95 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (24/06/2017)
  • #458678   24/06/2017

    kunmykaito
    kunmykaito

    Sơ sinh

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    mình không đồng ý với quan điểm của bạn, tại sao lại phải đưa vào, bạn cũng từng là trẻ con rồi mà, bạn biết ngày nào cũng mang cái cặp nặng vài cân đi, song rồi bị nhồi nhét đủ thứ, đến thời gian chơi còn chả có huống chi là học

    chưa kể ở nước ngoài người dân cũng chả thấy cái quy định oái oăm nào phổ cập pháp luật mấy cái thứ dùng nhiều chí não cả, vì đơn giản trong GDCD đã tích hợp cả giảng pháp luật vào rồi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kunmykaito vì bài viết hữu ích
    DT_DA (24/06/2017)
  • #458686   24/06/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    kunmykaito viết:

    mình không đồng ý với quan điểm của bạn, tại sao lại phải đưa vào, bạn cũng từng là trẻ con rồi mà, bạn biết ngày nào cũng mang cái cặp nặng vài cân đi, song rồi bị nhồi nhét đủ thứ, đến thời gian chơi còn chả có huống chi là học

    chưa kể ở nước ngoài người dân cũng chả thấy cái quy định oái oăm nào phổ cập pháp luật mấy cái thứ dùng nhiều chí não cả, vì đơn giản trong GDCD đã tích hợp cả giảng pháp luật vào rồi

    Chào bạn

    Mình nghĩ rằng việc đưa Pháp luật vào trường là một điều tốt và theo một cách khác chứ ko phải là nhồi nhét kiến thức thông qua việc giảng dạy và học bài... Mà ở đây chủ yếu là hoạt động ngoại khóa như tổ chức các buổi tuyên truyền vui chơi như đố vui và có những phần thưởng cho những đội những cá nhân có những ý kiến hay ...Và những buổi ngoại khóa như một phần vui chơi chứ ko phải đơn thuần như việc ngồi lớp học bài.

    Còn việc mà môn GDCD được tích hợp cả giảng PL cũng chỉ là một phần, nói thật môn này trước kia ko biết các bạn nghĩ sao chứ, môn này khá dở so vs mặt bằng chung và nhìn chung môn này chủ yếu là các quy tắc, chuẩn mực đạo đức đối với mỗi cá nhân, công dân.. Và có một chút kiến thức chung PL phổ thông trong đó, Vậy nên nếu có các buổi ngoại khóa, vui chơi hay các chương trình phổ biến về PL thì đấy chính là chất xúc tác để hiểu và học hỏi thêm về kiến thức PL mà không có trong sách vở.

     
    Báo quản trị |  
  • #458689   24/06/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn.

    Theo mình thấy thì nền giáo dục của nước ta đã lồng ghép giáo dục pháp luật vào chương trình học rồi đấy chứ. Tuy nhiên, sự hiệu quả hay không cũng còn tuỳ thuộc vào từng đơn vị đào tạo có biết đào tạo pháp luật một cách hiệu quả cho học sinh hay không. 

    Dẫu biết rằng, học sinh cần được hiểu, biết pháp luật nhưng khi chúng ta đưa giáo dục vào thì chúng ta cần đưa vào ở mức độ nào? Mức độ hiện tại trong nền giáo dục của nước ta đã hợp lý chưa? Theo mình nghỉ, ở mức độ giáo dục pháp luật kèm theo chương trình học hiện tại đã hoàn toàn hợp lý và sự hiệu quả còn tuỳ thuộc vào tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác giáo dục. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn taigioi1995 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (26/06/2017)
  • #458698   24/06/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình thấy ý kiến này rất hay. Tuy nhiên, mình thấy nếu đưa pháp luật vào thì nên đưa những quy định gần gũi với cuộc sống chứ, như bạn trình bày là dân sự, hôn nhân hay giao thông vận tải... Hôm nay, mình đọc đề thi môn giáo dục công dân trong tốt nghiệp THPT thì những câu hỏi này lại quá chung chung, có thể không giúp học sinh nắm được kiến thức gì cả. Biết là không yêu cầu đào tạo chuyên về pháp luật nhưng những kiến thức cơ bản và gần gũi thì mình nghĩ cũng nên đưa vào chứ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuong1993 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (26/06/2017)
  • #465801   28/08/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    hongphuong1993 viết:

    Mình thấy ý kiến này rất hay. Tuy nhiên, mình thấy nếu đưa pháp luật vào thì nên đưa những quy định gần gũi với cuộc sống chứ, như bạn trình bày là dân sự, hôn nhân hay giao thông vận tải... Hôm nay, mình đọc đề thi môn giáo dục công dân trong tốt nghiệp THPT thì những câu hỏi này lại quá chung chung, có thể không giúp học sinh nắm được kiến thức gì cả. Biết là không yêu cầu đào tạo chuyên về pháp luật nhưng những kiến thức cơ bản và gần gũi thì mình nghĩ cũng nên đưa vào chứ.

    Mình nghĩ đấy cũng là một sự khác nhau đứng dưới góc độ một người làm đề thi và dưới góc độ một người học Luật. Có thể khi đứng dưới góc độ người làm đề thi, bạn sẽ chú tâm đến phần đặt câu hỏi, giả thiết một cách khái quát chung, như kiểu đi từ khái quát sau đó mới đến chi tiết, cũng như ở giai đoạn THPT thì ms chỉ cần khái quát nên câu hỏi chỉ cần mang tính cộng đồng và bao hàm chung, kiến thức phổ biến.

    Còn khi đứng dưới góc độ người học Luật, vì đã đc đào tạo qua trường lớp và cách nhìn nhận về Pháp luật trong đời sống nó chi tiết và rộng hơn nên có thể cảm thấy đề thi nó ở tầm khái quát chung quá nhiều, không mang tính thực tiễn trong các câu hỏi. Nhưng ở Trung học Phổ thông thì lượng kiến thức học rất nhiều, và việc mà các e học sinh có học được những kiến thức Pháp luật chi tiết hơn những thứ không có trong Sách vở, ví dụ gần nhất là sách Giáo dục công dân, nếu ra đề chi tiết và ở mức độ sát hơn vs thực tiễn thì liệu các e có làm được.

    Có lẽ đây là sự khác nhau khi đứng ở góc độ khác nhau ta nhìn nhận vấn đề.

     
    Báo quản trị |  
  • #458699   24/06/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Mình cũng đồng ý với ý kiến của bạn. Thật ra giáo dục pháp luật cũng đã được lồng ghép vào môn Giáo dục công dân ở trường học. Mình nhớ không lầm là trong chương trình Giáo dục công dân từ lớp 8, lớp 9 đã có đề cập đến một số nội dung pháp luật cơ bản. Tuy nhiên, để học sinh có thể nắm bắt và hiểu thì cần thay đổi cách tiếp cận dạy học. Mình nghĩ cần lồng ghép những nội dung pháp luật như những buổi sinh hoạt chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, bằng cách phương tiện trực quan và sinh động. Đặc biệt là các nội dung liên quan đến vấn đề bảo vệ trẻ em, các quyền và lợi ích liên quan đến trẻ em, các vấn đề pháp luật liên quan đến cuộc sống hằng ngày của trẻ em để trẻ em có thể phần nào ý thức và tự bảo vệ bản thân. Điều này không chỉ giúp hình thành thói quen suy nghĩ và hành động tuân thủ pháp luật mà còn là giải pháp hiệu quả để hạn chế các vấn đề tội phạm liên quan đến trẻ em như: buôn bán người, xâm hại tình dục trẻ em, chăn dắt, hành hạ trẻ em...

    Ngoài ra, khi trẻ em được tiếp cận các bài học liên quan đến pháp luật cũng sẽ góp phần thay đổi nhận thức của cha mẹ của trẻ. Khi có ý thức tuân thủ pháp luật, trẻ em có thể tác động khiến cho cha mẹ phải tuân thủ theo. Cha mẹ muốn dạy con thành người thì hành động đòi hỏi phải là tấm gương để con trẻ học theo. Ví như được dạy rằng khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm thì trẻ sẽ luôn nhắc nhở cha mẹ phải đội nón cho mình. Từ những vấn đề thiết thực như vậy, dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen, ý thức tuân thủ pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hkhduy vì bài viết hữu ích
    DT_DA (26/06/2017)
  • #458757   25/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trẻ em luôn có xu hướng học hỏi những điều từ bên ngoài, theo phản xạ tự nhiên như giọng nói, nếp sinh hoạt... đều ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Và tất nhiên ở độ tuổi của các em sẽ không thể hoàn toàn nhận biết việc mình thấy người ta làm và học theo như vậy là đúng hay sai. Chỉ có từ con đường giáo dục của các bậc cha mẹ, thầy cô và ảnh hưởng của bạn bè. Nếu có chương trình dạy học, tuyên truyền, giúp các em tiếp xúc học tập, nhận biết pháp luật từ sớm thì hoàn toàn có thể giúp các em tránh khỏi vi phạm pháp luật.

    Ta thấy tội phạm thường có 2 loại, 1 là không biết nên mới làm, 2 là biết mà vẫn làm. Phần lớn trẻ em thường rơi vào trường hợp do các em không biết, hoặc biết mà không hiểu rõ sự nguy hiểm của hành vi phạm tội. (Trừ các trường hợp các em biết rõ mà vẫn làm do tự bản thân hoặc do người khác lôi kéo...) Nguyên nhân được xem chung là do các em không biết pháp luật quy định như thế nào, có cấm không, tác hại là gì, các em sẽ chịu phạt gì... Hoặc do công tác dạy dỗ tuyên tuyền pháp luật đến các em chưa hiệu quả, chỉ học trên sách vở lý thuyết nên không biết trường hợp trên thực tế. 

    Mình rất đồng tình với bạn về việc cần giáo dục pháp luật trong trường học từ sớm. Hơn nữa kiến làm tủ sách pháp luật của bạn DT rất hay. Bên cạnh đó mình nghĩ cần cải thiện thêm nhiều nội dung của môn Giáo dục công dân, tùy theo độ tuổi để các em sớm nhận biết được quyền và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của mình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    DT_DA (26/06/2017)
  • #458773   25/06/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Chào bạn!

    Mình nghĩ việc đưa giáo dục pháp luật vào trường phổ thông là hoàn toàn hợp lý. Hiện với sự phát triển của đất nước thì việc hiểu biết luật và làm đúng luật là vô cùng quan trọng. Việc đưa giáo dục pháp luật vào trường phổ thông sẽ giúp cho các em học sinh hiểu biết và thực hiện pháp luật tốt hơn.

    Mình nhớ hồi trước hồi học cấp 2, cấp 3  môn giáo dục công dân cũng có lồng ghép các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, quyền sở hữu tài sản và chia thừa kế. Lúc được học những vấn đề đó mình cảm thấy vô cùng thú vị vì được biết thêm những điều mới.

    Theo mình nghĩ thì việc đưa giáo dục pháp luật vào trường phổ thông nên thực hiện từ thấp đến cao. Ví dụ đối với các học sinh cấp 1 thì nêu tuyên truyền cho các em về luật giao thông đường bộ. Đây là luật gắn liền với đời sống hằng ngày của các em và các em có thể tiếp cận dễ dàng. Đối với các học sinh cấp hai thì nhận thức đã cao hơn thì nên được tuyên truyền những vấn đề pháp luật về dân sự, những vấn đề về dân sự cũng rất quen thuộc và các em có thể tiếp cận được. Đối với các em học sinh cấp 3 thì nhận thức đã cao hơn rồi thì có thể lồng ghép những vấn đề phức tạp hơn như hôn nhân gia đình, hình sự, lao động, bảo hiểm. Đó là những vấn đề mà các em cần phải biết đề bảo vệ quyền lợi của mình.

    Việc lồng ghép pháp luật vào giáo dục sẽ giúp các học sinh hiểu rõ được những vấn đề cơ bản của pháp luật, giúp các em hiểu được những quyền lợi của mình. Việc tiếp xúc với pháp luật từ sớm sẽ hình thành nên những thói quen tốt ở các em, và ý thức tuân thủ pháp luật.

    Thân mến!

     
    Báo quản trị |  
  • #459371   30/06/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 2977
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 61 lần


    Theo mình, việc đưa nội dung giáo dục pháp luật vào nhà trường mục đích chính là cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết để trên cơ sở đó giúp học sinh có được nhận thức đúng về vai trò, vị trí của pháp luật trong đời sống, từ đó chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo các quy định của pháp luật.

    Riêng ở cấp THPT việc đưa pháp luật vào giảng dạy không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức pháp luật, giới thiệu các quy định pháp luật mà còn là việc giáo dục đạo đức, lối sống, thái độ tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Có thể nói, việc giáo dục pháp luật cho học sinh là nhằm chuẩn bị một cách có hệ thống cho thế hệ trẻ vào đời, biết sống và làm việc theo pháp luật, biết xử sự vì lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích xã hội và lợi ích của mỗi con người.

     
    Báo quản trị |