Giao dịch dân sự do người chưa thành niên thực hiện

Chủ đề   RSS   
  • #551740 14/07/2020

    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Giao dịch dân sự do người chưa thành niên thực hiện

    Giao dịch dân sự là hành vi gắn liền với đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta, bất kỳ ai mỗi ngày cũng cần thực hiện ít nhất từ một đến một vài giao dịch để đáp ứng được những nhu cầu trong cuộc sống, từ những việc nhỏ nhặt như chúng ta mua một chai nước, mua một phần đồ ăn ở lề đường hay đến những giao dịch lớn hơn như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà, xe, căn hộ thì đều được gọi chung là những giao dịch dân sự.

    Sự đa dạng của các loại hình giao dịch dân sự cũng với những giá trị khác nhau đã khiến các nhà làm luật quy định chặt sẽ, sắt sao hơn đối với các chủ thể thực hiện giao dịch, điển hình là việc thực hiện giao dịch đối với người chưa thành niên được các nhà làm luật phân ra các loại, các cấp bậc khác nhau sao cho phù hợp với đối tượng, độ tuổi của chủ thể thực hiện giao dịch.

    Theo quy định người chưa thành niên được hiểu là người chưa đủ 18 tuổi (quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015) và theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật này có quy định và giải thích thì người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trừ trường hợp tại Điều 22,23,24). Như vậy, ta có thể hiểu người chưa thành niên là người “chưa có” năng lực hành vi dân sự đầy đủ nên các giao dịch do người chưa thành niên thực hiện cũng bị hạn chế như sau:

    - Theo quy định tại khoản 2 Điều 20: “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện”. Với quy định này ta có thể hiểu rằng người chưa đủ 6 tuổi thì không được tham gia vào bất kỳ giao dịch dân sự nào, và nếu lỡ có những giao dịch do người chưa đủ 6 tuổi thực hiện thì giao dịch đó sẽ trở nên vô hiệu theo quy định của Điều luật này. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa đủ 6 tuổi thực hiện đó là các bên sẽ trao trả cho  nhau những gì đã nhận.

    - Đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi thì đã được phép tham gia những giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên pháp luật chỉ công nhận những giao dịch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi của mình, còn đối với những giao dịch không đủ tính phù hợp với độ tuổi thì vẫn có thể giao dịch này sẽ bị cho là vô hiệu.

    - Đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì đã có thể tự mình tham gia, thực hiện các giao dịch dân sự. Giới hạn giao dịch cho người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là đối với tài sản là “bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự.

     
    1701 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận