Giảm trừ nghĩa vụ cho DN nhà nước tái cơ cấu

Chủ đề   RSS   
  • #491788 15/05/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Giảm trừ nghĩa vụ cho DN nhà nước tái cơ cấu

    Bộ tài chính vừa ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để chuyển thành công ty cổ phần. Theo đó có các nội dung nổi bật sau:

    Thứ nhất: Phương án xử lý tài chính

    * Về nguyên tắc:

    - Việc xử lý tài chính đối với doanh nghiệp tái cơ cấu phải gắn với phương án tái cơ cấu đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt.

    - Đảm bảo công khai, minh bạch và chấp hành đúng các quy định của pháp luật. Trường hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện xử lý tài chính không chấp hành đúng chế độ quy định, gây thất thoát vốn, tài sản thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

    * Về nội dung:

    - Đối với việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu, căn cứ phương án tái cơ cấu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Công ty Mua bán Nợ sẽ quyết định giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo cam kết.

    Mức giảm trừ nghĩa vụ trả nợ tối đa bằng số âm vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp tái cơ cấu đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trừ (-) đi phần giảm trừ nghĩa vụ trả nợ của các chủ nợ khác (nếu có) và không vượt quá số chênh lệch giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ tính đến thời điểm quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ.

    Bên cạnh đó, các chủ nợ khác quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo cam kết.

    Thứ hai: Bán cổ phần lần đầu

    Với việc bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp tái cơ cấu, Bộ Tài chính đề xuất, doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện trình tự, thủ tục, phương thức bán và giá bán cổ phần lần đầu theo quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CPThông tư 196/2011/TT-BTC. Trong đó, giá bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp tái cơ cấu không thấp hơn mệnh giá cổ phần theo quy định.

    Theo Bộ Tài chính, Công ty Mua bán Nợ và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc: Công ty Mua bán Nợ thực hiện chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo tỷ lệ 1:1 (10.000 đồng nợ bằng 10.000 đồng vốn góp, tương đương 1 cổ phần theo mệnh giá quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP).

    Ngoài ra, thông tư còn quy định: Chi phí chuyển đổi doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần, Chính sách đối với người lao động dôi dư, Xử lý số cổ phần không bán hết

    >>> Thông tư này thay thế Thông tư 194/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

    >>> Xem nội dung chi tiết tại file đính kèm:

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 15/05/2018 11:53:42 SA
     
    1536 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận