Giám định thương tật

Chủ đề   RSS   
  • #119652 24/07/2011

    ductuyen11

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Giám định thương tật

     Bị hành hung gãy 03 cái răng, đi giám định thương tật kết luận ảnh hưởng 3% sức khỏe liệu có đúng hay không? Nếu muốn giám định lại liệu có được không và  phải tiến hành như thế nào thưa LS?
     
    41553 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #119707   25/07/2011

    luatsuthuc
    luatsuthuc
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2011
    Tổng số bài viết (806)
    Số điểm: 5250
    Cảm ơn: 59
    Được cảm ơn 350 lần


    Bạn đối chiếu bảng tính tỷ lệ thương tật dưới đây để xem kết luận có phù hợp hay chưa nhé. Nếu ko được lắp răng giả thị chắc chắn kết luận như trên là chưa chính xác.

    Theo thông tư 12/TTLB NGÀY 26-7-1995 QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN THƯƠNG TẬT VÀ TIÊU CHUẨN BỆNH TẬT MỚI

    12

    Mất răng

    a. Tỷ lệ % thương tật của mất mỗi răng:

     
     

    - Răng cửa, răng nanh

    1,00

     

    - Răng hàm nhỏ

    1,25

     

    - Răng hàm lớn

    1,50

     

    Riêng răng hàm lớn số 6

    2,00

     

    Mất 1 răng thì răng đối xứng không còn tác dụng nên tỷ lệ được nhân đôi (nếu không lắp răng giả)

    Trường hợp đã lắp răng giả thì tính 50% của tỷ lệ thương tất mất mỗi răng

     

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ

    Đại diện: Luật sư Nguyễn Đắc Thực

    Địa chỉ: Tầng 4, C16 - 21, KĐT Hai bên đường Lê Trọng Tấn, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội. Hotline: 0972805588 - 0975205588

     
    Báo quản trị |  
  • #119796   25/07/2011

    ductuyen11
    ductuyen11

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn về câu trả lời của LS nhưng theo thông tư 12/TTLB NGÀY 26-7-1995 QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN THƯƠNG TẬT VÀ TIÊU CHUẨN BỆNH TẬT MỚI liệu có còn hiệu lực hay không( vì lâu quá,1995!) -nếu còn, với tư cách là Luật sư,  LS nên có tiếng nói góp phần vào cái luật tôi cho là bất hợp lý trên! Chắc là mấy vị làm luật chưa bị gãy răng mà không phải vì bị đánh nên mới không cảm nhận để làm luật xa với thục tế như vậy phải không Ls?
     
    Báo quản trị |  
  • #119900   25/07/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Xin phép luatsuthuc!

    Chào bạn ductuyen11!

    Đoạn luatsuthuc trích dẫn ở trên được trích từ Chương X Bản quy định tiêu chuẩn thương tật ban hành kèm theo Thông tư Liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội số 12-TTLB ngày 26/7/1995.

    Thông tư này đã được sửa đổi bổ sung 2 lần.

    Lần thứ nhất là Thông tư số 18/2000/TT-BYT ngày 17/10/2000 thay thế cho những giấy tờ, thủ tục quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên bộ số 12/TT-LB ngày 26/7/1995 của Liên bộ Y tế - Lao động Thương binh và Xã hội đối với các đối tượng khi giám định thương tật do tai nạn lao động, giám định khả năng lao động, để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. 

    Lần thứ hai là Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 thay thế cho Thông tư số 18/2000/TT-BYT nói trên. 

    Riêng BẢN QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN MẤT SỨC LAO ĐỘNG DO BỆNH TẬT và BẢN QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN THƯƠNG TẬT ban hành kèm theo Thông tư Liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội số 12-TTLB ngày 26/7/1995 cho đến nay chưa hề có một văn bản nào sửa đổi, bổ sung, thay thế hay đình chỉ thực hiện nó. Vì vậy mà nó vẫn còn nguyên hiệu lực pháp luật.

    Bạn viết: "nếu còn, với tư cách là Luật sư,  LS nên có tiếng nói góp phần vào cái luật tôi cho là bất hợp lý trên! Chắc là mấy vị làm luật chưa bị gãy răng mà không phải vì bị đánh nên mới không cảm nhận để làm luật xa với thục tế như vậy phải không Ls?".

    Thực sự tôi không hiểu bạn đang muốn nói đến vấn đề gì. Bạn cho rằng nó là bất hợp lýxa với thực tế? Vậy bạn có thể chỉ ra cho mọi người thấy nó bất hợp lý và xa với thực tế ở chỗ nào không?

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 26/07/2011 12:07:46 SA

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    luatsuthuc (26/07/2011) anhdv352 (09/09/2012)
  • #119998   26/07/2011

    ductuyen11
    ductuyen11

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Vâng chào bạn #33cccc; font-size: 13px;">BachThanhDC!
    Rất cảm kích về vấn đề bạn nêu ra để cho tôi được biết! Còn bạn muốn tôi chứng minh sự bất hợp lý của việc giám định thương tật thì cho dù sự hiểu biết của tôi có hạn nhưng thiết nghĩ một người bị hành hung làm gãy 03 cái răng thì nếu tính ra nếu bị gãy 03 chiếc răng cửa thì là 3% x2 (Mất 1 răng thì răng đối xứng không còn tác dụng nên tỷ lệ được nhân đôi (nếu không lắp răng giả) thì không những sức khỏe bị tổn hại thứ nhất là rất đau khi bị đánh với lực dẫn tới răng gãy, thứ hai răng góp phần vào hệ tiêu hóa để bảo đảm dưỡng chất cho cơ thể mà khi răng bị gãy chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc này! Ngoài ra răng còn mang tính chất thẩm mỹ( hàm răng mái tóc là góc con người mà) Thế nhưng chỉ với 6% thì kẻ hành hung sẽ chẳng hề hấn gì vì qui định từ 11% trở lên mới truy cứu trách nhiệm hình sự.Vậy chẳng phải là quá thiệt cho người bị hại đó sao? 
    Thân chào!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ductuyen11 vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (26/07/2011)
  • #120077   26/07/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào #0072bc;">ductuyen11!

    Hóa ra là bạn cảm thấy bất hợp lý và xa rời thực tế về cái quy định tiêu chuẩn thương tật theo Thông tư 12/TTLB nói trên.

    Bạn à, đó là quan điểm của bạn và tôi tôn trọng quan điểm đó. Nhưng với tôi thì nó chẳng có gì là bất hợp lý cả.

    Bởi xét về mặt chuyên môn thì việc xác định tỷ lệ thương tật thuộc lingx vực chuyên khoa của ngành y, trước khi ban hành quy định này để áp dụng chung trong cả nước người ta cũng đã đầu tư nhiều chất xám và cả công sức, thời gian để đưa ra được kết luận đó rồi.

    Còn xét về mặt pháp luật, với tỷ lệ 6% thì người cố ý gây ra thương tích có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng về trách nhiệm dân sự thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ những chi phí cho việc chữa trị cũng như khắc phục hậu quả của nạn nhân.

    Nhưng đó chỉ là 'có thể" thôi bạn. Ngược lại, cũng nằm trong phạm trù có thể, thì với hậu quả làm gãy 3 chiếc răng có tỷ lệ thương tật 6%, người thực hiện hành vi vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định tội "Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 104 BLHS chứ. Bởi mục 1 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP quy định:

    "Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.

    Đối chiếu với quy định trên, chúng ta có thể thấy việc làm gãy 3 chiếc răng vừa tình tiết "làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân", vừa là tình tiết "làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân". Do đó, dù tỷ lệ thương tật là dưới 11% thì người thực hiện hành vi vẫn bị truy cứu TNHS theo điểm b nói trên nếu người bị hại có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

    Mặt khác, trong một số trường hợp thì dù tỷ lệ thương tật là dưới 11% thì người thực hiện hành vi vẫn bị truy cứu TNHS nếu thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ductuyen11 (26/07/2011) anhdv352 (09/09/2012) tuantobe (19/04/2013)
  • #120121   26/07/2011

    ductuyen11
    ductuyen11

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Tôi rất lấy làm thỏa mãn với  trả lời của BachthanhDC, hơn một lần xin trân trọng được cám ơn ! Nhưng với ý  quan điểm  của tôi thì tôi vẫn bảo lưu ý kiến là vẫn chưa ổn cho dù là với sự đầu tư về chất xám và công sức của ngành y nhất là thực tế Luật của chúng ta rất nhiều luật chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế ,còn nhiều điều phải  bàn và nhiều điều phải  điều chỉnh  nữa BachthanhDC ạ!
     Chúc sức khỏe và hạnh phúc!!!
    Cập nhật bởi ductuyen11 ngày 26/07/2011 08:14:59 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ductuyen11 vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (26/07/2011)
  • #120127   26/07/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đọc lại câu hỏi của bạn mới thấy nội dung chính vẫn chưa được giải quyết. Xin trao đổi thêm với bạn như sau:

    Trước hết về câu hỏi thứ nhất, dựa vào phần trích dẫn bảng tiêu chuẩn thương tật mà luatsuthuc đã cung cấp thì có thể thấy, kết luận giám định cho ra tỷ lệ 3% cho 3 chiếc răng bị gãy là chưa thực sự chính xác.

    Về câu hỏi thứ hai, nếu có nghi ngờ về kết quả giám định thì theo quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ luật tố tụng hình sự, người bị hại có quyền được trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định lại. Tuy điều luật ghi những việc này được ghi vào biên bản, nhưng theo kinh nghiệm của tôi cũng như thực tiễn giải quyết các trường hợp này thì người bị hại nên làm hẳn đơn yêu cầu giám định lại gửi cho cơ quan đã ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp các cơ quan này không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải nêu roc lý do và thông báo cho người bị hại biết.

    Rất trân trọng quan điểm cũng như những ý kiến nhận xét của bạn.

    Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ductuyen11 (27/07/2011) anhdv352 (09/09/2012)