Giám định tâm thần và các bệnh hành vi tâm thần nào phải thực hiện giám định?

Chủ đề   RSS   
  • #603639 29/06/2023

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Giám định tâm thần và các bệnh hành vi tâm thần nào phải thực hiện giám định?

    Trong quá trình điều tra khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự  thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

    1. Giám định tâm thần và trưng cầu giám định tâm thần

    Giám định pháp y tâm thần hay gọi tắt là giám định tâm thần là công tác được phối hợp thực hiện giữa các ngành y tế, công an, viện kiểm sát và tòa án để nghiên cứu mối liên hệ giữa các trạng thái rối loạn tâm thần với các vấn đề về dân sự và hình sự.

    Trưng cầu giám định tâm thần là một hoạt động điều tra của cơ quan chức năng giám định và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự qua đó có đầy đủ cơ sở, chứng cứ để tiến hành xác minh và phục vụ công tác điều tra, tố tụng.

    Nhằm phục vụ công tác điều tra và tố tụng, giám định pháp y tâm thần đóng vai trò khá quan trọng để

    + Xác định đối tượng có các rối loạn tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần không, với mức độ như thế nào, đối tượng có thực sự bị bệnh hay cố ý biểu hiện bệnh. Trên cơ sở đó, xác định trách nhiệm của đối tượng giám định với hành vi phạm pháp đã gây ra

    + Bảo vệ quyền lợi của người bị tâm thần và xác định trách nhiệm của xã hội đối với thiệt thòi dân sự

    + Xác định hành vi dân sự và khả năng chịu trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong vụ kiện dân sự nghi vấn có rối loạn tâm thần.

    2. Khi nào phải giám định tâm thần

    Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định

    + Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.

    + Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó.

    + Nguyên nhân chết người.

    + Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.

    + Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.

    + Mức độ ô nhiễm môi trường.

    Theo khoản 3 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận.

    Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm: Đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự, người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

    3. Các bệnh/ rối loạn tâm thần thường gặp do Bộ Y tế ban hành

    Theo Quyết định 2999/QĐ-BYT quy định các bệnh tâm thần thường gặp như sau

    - Mất trí trong bệnh pick (F02.0)

    - Mất trí không biệt định (F03)

    - Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cần sa (F12)

    - Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cocaine (F14)

    - Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất kích thích khác bao gồm cafeine (F15)

    - Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2)

    - Rối loạn loạn thần đa dạng cấp với các triệu chứng của tâm thần phân liệt (F23.1)

    - Hưng cảm nhẹ (F30.0)

    - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp (F31.6)

    - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F31.7)

    - Giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0)

    - Giai đoạn trầm cảm vừa (F32.1)

    - Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại thuyên giảm (F33.4)

    - Khí sắc chu kỳ (F34.0)

    - Rối loạn hoảng sợ (F41.0)

    - Rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1)

    - Phản ứng trầm cảm ngắn (F43.20)

    - Phản ứng trầm cảm kéo dài (F43.21)

    Ngoài ra, còn các bệnh/rối loạn tâm thần khác đã được pháp luật xác định.

    Vậy khi một người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ thì sẽ được yêu cầu xác định tình trạng tâm thần để phục vụ công tác điều tra và tố tụng.

     

     
    3058 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận