Giám định giọng nói trong băng ghi âm

Chủ đề   RSS   
  • #530199 01/10/2019

    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Giám định giọng nói trong băng ghi âm

    Theo Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015), chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

    Hiện nay chưa có khái niệm như thế nào là nguồn chứng cứ, khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015, chỉ mới liệt kê các nguồn chứng cứ sau đây: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.

    Đối chiếu quy định này có thể thấy băng ghi âm là tài liệu nghe được và được coi là một nguồn chứng cứ. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 83 về xác định chứng cứ thì “các tài liệu nghe nhìn được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan việc thu âm, thu hình đó”.

    Trong thực tiễn xét xử, nếu các bên đương sự đều thừa nhận giọng nói trong băng ghi âm là của mình, thừa nhận nội dung trao đổi trong băng ghi âm là đúng sự thật thì tòa án công nhận là chứng cứ.

    Gặp trường hợp một bên đương sự không thừa nhận giọng nói trong băng ghi âm là của mình, không cung cấp mẫu giọng nói để đi giám định, nếu bên cung cấp băng ghi âm xuất trình được văn bản xác nhận xuất xứ của băng ghi âm hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm đó thì tòa vẫn công nhận băng ghi âm là chứng cứ. Tuy nhiên, nếu bên cung cấp băng ghi âm không xuất trình được văn bản xác nhận xuất xứ của băng ghi âm hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm đó thì thông thường các tòa vẫn sẽ xét xử nhưng không công nhận băng ghi âm là chứng cứ mà dựa vào các chứng cứ khác.

    Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 90 của Bộ luật TTDS có thể hiểu như sau: Khi thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải có nghĩa vụ thực hiện.

    Tuy nhiên không hề có luật nào cưỡng chế, bắt buộc đương sự phải cung cấp mẫu giọng nói cho cơ quan chức năng giám định, so sánh; bất cập ở đây là luật thì có quy định bắt buộc, nhưng nếu đương sự không thực hiện thì luật không nói gì đến việc có chế tài đối với người không thực hiện hay không? Chính vì vậy, các đương sự thường không hợp tác vì không có chế tài dành cho họ.

    Trong pháp luật dân sự không có quy định nào buộc đương sự phải phát ra giọng nói của mình để làm cơ sở cho việc giám định. Do đó, nếu như đương sự không hợp tác thì không có cách nào để giám định giọng nói trong băng ghi âm.

     

     
    7564 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận