Giám định di chúc giả mạo là bản photocopy không chứng y bản sao

Chủ đề   RSS   
  • #58891 27/08/2010

    Hieu_Tu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giám định di chúc giả mạo là bản photocopy không chứng y bản sao

    Tôi xin quý Bạn giúp cho Tôi một giải pháp tốt nhất cho việc như sau:

    Tôi có một người thân bệnh tim nặng, không biết chừng nào sẽ “ra đi”, hiện nay, nhà của Cha mẹ thì bị gia đình người Cô ruột chiếm đoạt.

    Gia đình người Cô sử dụng di chúc giả mạo để chiếm đoạt nhà trên 30 năm nay.

    Đến nay, họ vẫn còn sử dụng tiếp tục sử dụng di chúc giả mạo để chiếm đoạt nhà.

    Nội vụ đã được đưa ra Tòa từ 5 (Năm) năm nay, những người liên quan trong tòa án đều biết di chúc nầy là di chúc giả mạo, vì rất dễ thấy.

    Giấy tờ đều hợp pháp nhưng mọi việc vẫn không nhúc nhít vì Tòa bảo là phải chờ Tòa xử vì Di Chúc này chỉ có bản photocopy không được sao y bản chính (Vì Bị Đơn không có bản chính) nên không thể đưa di chúc giả mạo nầy đi giám định được.

    Nếu di chúc giả mạo được giám định và phát hiện giả mạo, và xác nhận giấy trắng mực đen, sẽ dễ cho Tòa Án làm việc hơn.

    1.      Trong luật pháp Việt Nam, có điều luật nào không cho phép giám định di chúc giả mạo nếu di chúc này là bản photocopy không được sao y bản chính (Vì Bị Đơn không có bản chính) không? Nếu có là điều luật nào?

    2.      Có giải pháp nào cho việc giám định di chúc giả mạo này để mọi việc dễ dàng ra không?

    3.      Nếu phát hiện di chúc giả mạo, vụ kiện này không còn là dân sự, mà là hình sự phải không?

    Thành thật cảm ơn Quý Bạn.

    Cập nhật bởi Hieu_Tu ngày 27/08/2010 04:27:17 PM
     
    14768 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #58995   28/08/2010

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Chào bạn.

    Phía người thân của bạn chỉ cần làm đơn yêu cầu cung cấp chứng cứ gốc là xong.

    Theo quy định tại Điều 81 BLTTDS và mục II Nghị quyết 04/2005 thì chứng cứ là Các tài liệu đọc được nội dung phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

    Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao.

    Một bản di chúc phô tô không được công chứng, chứng thực thì không có giá trị gì và không thể đưa đi giám định.

    Thân mến!
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 24/09/2010 09:39:06 PM

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #59042   29/08/2010

    Hieu_Tu
    Hieu_Tu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn Luật Sư rất nhiều

    1. Nếu như các bị cáo không có bản chính, mà chỉ còn giữ bản sao của bản chính không có chứng nhận sao y bản chính (Tuy theo bản sao, thì bản chính của họ có chứng nhận - nhưng chứng nhận đó lại là giả, ai cũng rất dễ thấy giả mạo), thì Nguyên đơn có thể nhờ Tòa hay đơn vị Công An GIÁM ĐỊNH BÚT TÍCH của di chúc giả mạo đó được không?

    2. Nếu không được nữa, thì phải làm sao để vạch trần sự giả mạo của di chúc giả mạo nầy #ff0000; text-decoration: underline;">sớm nhất, vì các Bị đơn vẫn đang sử dụng di chúc giả mạo nầy để chiếm đoạt nhà cửa và tất cả tài sản lẫn tiền bạc của Nguyên Đơn, chiếm đoạt từ 40 năm nay rồi và vẫn còn chiếm đoạt nhờ vào tờ di chúc giả mạo nầy, dù chỉ là tờ photocopy và Tòa Án đã kéo dài vụ kiện #ff0000; text-decoration: underline;">quá lâu dù TAND đã nhận #ff0000;">100% tài liệu liên quan mà nguyên đơn thì có thể chết bất cứ lúc nào?

    Rất rất rất cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #59468   02/09/2010

    DealingHonestly
    DealingHonestly
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (320)
    Số điểm: 1873
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 50 lần


    Chào Bạn Hieu_Tu, 

    Bạn căn cứ quy định tại Điều 81 BLTTDS và mục II Nghị quyết 04/2005; rà soát các tiêu chí đánh giá tư cách đạo đức của Thẩm phán chân chính bạn đã trình bày trong bài thảo luận ngày 27/8/2010, làm đơn gửi Chánh án Tòa án nhân dân nơi đang thụ lý vụ án, yêu cầu xem xét giải quyết vụ án theo đúng quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự.  

     

    Tệ nạn Thẩm phán kéo dài thời gian xét xử vụ án … chờ đợi người tham gia tố tụng qua đời (không kịp ủy quyền người khác tiếp tục tham gia tố tụng vụ án để đình chỉ giải quyết xét xử vụ án dân sự là … rất tiếc lại đúng quy định của pháp luật!

     

    Người thân của bạn cần làm thủ tục ủy quyền cho một người thân – mà họ tin tưởng – để tham gia tố tụng đề phòng trường hợp như trình bày trên đây.

     

    Nếu đúng như bạn trình bày Ông/bà Thẩm phán thụ lý xét xử vụ kiện này khó tránh khỏi lưới trời lồng lộng. Bạn cứ tin tôi đi!

    Cập nhật bởi admin ngày 03/09/2010 09:54:01 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #59480   02/09/2010

    CHIEUMINH
    CHIEUMINH

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn Hieu_tu!
    Tôi tóm tắt việc của bạn trình bày đã xảy ra đã lâu, là việc người Cô chiếm đọat  nhà và tài sản khác dựa trên tờ di chúc giả mạo. Hiện tại Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ kiện và "ngâm" hồ sơ 5 năm nay, hiện tại nguyên đơn "gần đất xa trời".
    Tôi thấy câu hỏi của bạn bất nhất về thời gian: lúc là 30 năm, lúc là 40 năm. Không có mốc thời gian chính xác. Bạn phải cho chúng tôi biết cụ thể thời gian bắt đầu tranh chấp? Nhà ở và đất ở đó đã có Giấy chứng nhận QSDĐ và QSHnhà chưa?

    Gỉa thuyết như bạn đã trình bày. Tôi tư vấn cho bạn các ý sau:

    1. Bạn thực hiện theo ý kiến của bạn lawyerhien; và bạn làm đơn yêu cầu UBND Huyện (Quận) nơi cấp Giấy chứng nhận QSDĐ và QSHnhà cung cấp tòan bộ hồ sơ (nếu nhà có chủ quyền).

    2. Bạn làm đơn khiếu nại gửi Chánh án Tòa án đã nhận đơn khởi kiện, và gửi Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án;

    3. Nếu bạn có cơ sở chứng minh Thẩm phán thụ lý vụ án không khách quan, thì bạn có quyền làm đơn thay đổi Thẩm phán hoặc bạn làm đơn cho Tòa cấp trên (Tỉnh hoặc Tp trực thuộc TW) yêu cầu lấy vụ án này để xử (nếu vụ án phức tạp).

    4. Tôi không đồng ý theo ý kiến của bạn DealingHonestly là làm giấy ủy quyền đề phòng bạn chết là không đúng quy định pháp luật (vì chết là hết).

    5. Nếu bạn đau ốm không có người thân, nhà bị chiếm đọat không nơi ở (trường hợp nghèo) bạn có quyền yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý Tỉnh (hoặc Tp.trực thuộc TW) giúp bạn và bạn yêu cầu cử luật sư bảo vệ cho bạn tại vụ án này.

    Thân mến góp ý với bạn, chúc bạn khỏe để tìm công lý cho mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #569657   30/03/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Theo  như  thông  tin mà bạn cung cấp. Nếu bạn có cơ sở chứng minh Thẩm phán thụ lý vụ án không khách quan, thì bạn có quyền làm đơn thay đổi Thẩm phán  có rất nhiều  những  nguyên nhân để thực hiên  việc thay  đổi người tiến hành tố tụng, như là bạn than, có sự gặp gỡ trước hoặc đã xử vụ lien quan đến đối lập quyền lợi nhau.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #571924   31/05/2021

    Theo đó, bản sao y bản chính chính là bản sao chứng thực từ bản chính. Còn “bản trích sao” là bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

     

     
    Báo quản trị |