Giám định chữ ký ở đâu? Chi phí như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #511424 31/12/2018

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Giám định chữ ký ở đâu? Chi phí như thế nào?

    Tại khoản 4 điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 thì: "4. Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc."

    Việc giám định chữ ký ta có thể thực hiện giám định ở những tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập có đủ điều điện hoạt động theo quy định PL. Những nơi này được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Các chi phí giám định cũng không được quy định cụ thể ở văn bản nào mà sẽ tùy theo từng nơi.

    Ngoài ra, có thể lựa chọn giám định ở tổ chức giám định tư pháp công lập, là nơi có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định tư pháp.

     

    Nếu vụ việc liên quan đến hoạt động tố tụng thì mình cần thực hiện theo quy định tại Chương V Luật giám định tư pháp 2012:

    Cần lưu ý thêm tại Khoản 1, 3 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012:

    "1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

    3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo."

    Về phí dịch vụ giám định tư pháp, hay giám định chữ ký thì hiện tại không có văn bản này quy định cụ thể trường hợp nào ứng với bao nhiêu tiền. Để thuận tiện thì ta có thể liên hệ đến những tổ chưc giám định khác nhau để so sánh chi phí và lựa chọn nơi phù hợp.

     

     

     
    17235 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận