Giảm biên chế đối với người lao động đã ký HĐLĐ không thời hạn

Chủ đề   RSS   
  • #544875 29/04/2020

    npa1908

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Giảm biên chế đối với người lao động đã ký HĐLĐ không thời hạn

    Xin hỏi luật sư, phụ nữ mang thai đã ký HĐLĐ vô thời hạn, làm việc được 9 năm rồi mà công ty cho thôi việc nói rằng giảm biên chế thì công ty có vi phạm luật LĐ không ạ. Trường hợp này thì phải bồi thường cho người LĐ nữ mang thai đó như thế nào là đúng luật ạ?

     
    6060 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn npa1908 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544896   30/04/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động được quy định tại khoản 3 Điều 39 Bộ luật Lao động năm 2012 trong đó có: “Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.”

    Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 155 quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ quy định:

    “3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động”.

    Như vậy, trong thời gian bạn đang mang thai mà công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối bạn vì lý do giam là vi phạm quy định của pháp luật và trái pháp luật. Khi bạn thấy mình bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn có thể khiếu nại Công ty để họ nhận bạn trở lại làm việc.

    Nếu trong trường hợp công ty vẫn không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể khiếu nại, khởi kiện để đòi lại quyền lợi cho mình.

    Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trong vòng 180 ngày kể từ ngày biết được quyền lợi của mình bị xâm phạm, người lao động gửi đơn khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động. Nếu cách này vẫn không giải quyết được thì khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Việc làm này nhằm mục đích thông báo cho cơ quan quản lý biết về vụ việc, từ đó sẽ có tác động tới quyết định của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động có hành vi sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

    Song song với đó, bạn hoàn toàn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở. Trường hợp này pháp luật cho phép không nhất thiết phải hòa giải tại cơ sở để giải quyết tranh chấp.

    Trong trường hợp bạn được chấp nhận trở lại làm việc thì Công ty sẽ phải có trách nhiệm nhận bạn vào làm việc trở lại và bồi thường ít nhất 02 tháng lương; nếu bạn không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường còn được trả trợ cấp thôi việc; nếu công ty không muốn nhận bạn vào làm việc và bạn cũng không muốn làm việc tại công ty nữa thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc như đã nêu trên, công ty còn phải bồi thường thêm cho bạn ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/04/2020) npa1908 (01/05/2020)
  • #545385   04/05/2020

    xin hỏi luật sư;

    -chúng tôi là đơn vị sự nghiệp của quận ( tự thu chi, chả lương.. ) , không dùng tiền ngân sách

    - có một đồng chí nghỉ việc không có lý do từ ngày 6/4 đến nay . đồng chí này làm việc được 10 năm và có hợp đồng lao động.

    Vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp này phải xử lý như thế nào theo luật lao đông. Tôi có được chấm dứt hợp đồng không

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn transonlas09 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/05/2020)
  • #545940   13/05/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Căn cứ khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 thì người lao động tự ý nghỉ việc bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải nếu:

    “3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

    Đồng thời căn cứ hướng dẫn cụ thể Điều này tại Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012 thì:

    “1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

    2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:

    a) Do thiên tai, hỏa hoạn;

    b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

    c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

    Như vậy, đối với trường hợp của đơn vị bạn do người lao động nghỉ việc không có lý do từ ngày 6/4 đến nay đã đủ căn cứ để kỉ luật sa thải khi:

    - Người lao động tự ý nghỉ việc 5 ngày trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên, hoặc 20 ngày trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên.

    - Không có lý do chính đáng: theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP và theo quy định của nội quy lao động.

    Trong trường hợp này, đơn vị bạn có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo quy định ở trên.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/05/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;