Giải quyết vướng mắc khi giá trị tài sản góp vốn vào DN gia tăng?

Chủ đề   RSS   
  • #78163 10/01/2011

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Giải quyết vướng mắc khi giá trị tài sản góp vốn vào DN gia tăng?

    A, B, C cùng góp vốn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn X kinh doanh thương mại và dịch vụ. Ngày 05/07/2006, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phần vốn góp của các bên vào vốn điều lệ được xác định như sau:

    A góp bằng một căn nhà tại Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội, trị giá 400 triệu đồng, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch.

     

    •  B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30% vốn điều lệ.
    •  C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ.

    • Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định trong Luật doanh nghiệp 2005.
       
      Để tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, B làm Giám đốc, và C là kế toán trưởng Công ty. Điều lệ hoạt động của Công ty không quy định cụ thể ai là đại diện theo pháp luật của Công ty.

      Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A mang ra góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên phải góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang góp vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng ý.

      Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?

      A có thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt được không? Căn cứ pháp lý? Giả sử  B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì có đúng pháp luật không? Căn cứ pháp lý . 

       

       

      Cập nhật bởi BeToan89 ngày 10/01/2011 10:54:44 PM Cập nhật bởi BeToan89 ngày 10/01/2011 05:16:16 PM Cập nhật bởi BeToan89 ngày 10/01/2011 05:16:00 PM

      Betoan1989@yahoo.com

      *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

       
      28591 | Báo quản trị |  

    Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

    Thảo luận
    • #78242   11/01/2011

      manhtamvt
      manhtamvt
      Top 500
      Lớp 2

      Phú Thọ, Việt Nam
      Tham gia:18/08/2010
      Tổng số bài viết (363)
      Số điểm: 3287
      Cảm ơn: 1
      Được cảm ơn 17 lần


      Trường hợp này theo mình nếu B & C đồng ý thì hoàn toàn được vì vốn điều lệ không bị thay đổi, căn nhà này của công ty có thể làm thủ tục chuyển nhượng cho A.

      We can do !

       
      Báo quản trị |  
    • #78251   11/01/2011

      BeToan89
      BeToan89
      Top 75
      Male
      Lớp 11

      Đăk Lăk, Việt Nam
      Tham gia:24/11/2010
      Tổng số bài viết (977)
      Số điểm: 17101
      Cảm ơn: 63
      Được cảm ơn 151 lần


      Bạn có thể cho căn cứ được không?hi
      Vì như vay sẽ rõ hơn.

      Betoan1989@yahoo.com

      *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

       
      Báo quản trị |  
    • #78362   11/01/2011

      asialaw
      asialaw

      Male
      Sơ sinh

      Hà Nội, Việt Nam
      Tham gia:27/03/2009
      Tổng số bài viết (30)
      Số điểm: 410
      Cảm ơn: 4
      Được cảm ơn 4 lần



      Tôi có quan điểm như sau:

      1. Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về Công ty:

      Theo Điều 29 và Điều 39 Luật DN thì trg hợp này các thành viên thực hiện góp vốn xong sẽ được Công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Kể từ khi đó, tài sản không còn là của các thành viên mà chuyển quyền sở hữu sang Công ty.

      2. A ko thể rút căn nhà trc đây đã góp để thế bằng 500 triệu được. Vì tài sản lúc này không phải do A sở hữu mà là do Công ty đứng tên sở hữu. Căn cứ pháp lý cùng từ mục 1 mà ra.

      3. B, C đồng ý cho A rút nhà ra và thế tiền vào đó là ko đúng. Vì các lẽ sau:

      - Căn nhà lúc này là sở hữu của Công ty, việc chuyển nhượng cần có Quyết định của HĐTV (theo Điều 59 Luật DN)

      - Giá trị căn nhà lúc này khác trước. Nên việc chuyển nhượng căn nhà cho thành viên còn lại phải căn cứ theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng chứ ko phải là 500 triệu ban đầu.


      * Lưu ý: Trong ĐKKD luôn có mục người đại diện theo PL của DN. Trg hợp điều lệ ko quy định cụ thể ai là người đại diện trong thực tế rất ít. Trg hợp này thg là trong các tình huống.

      Trên đây là ý kiến cá nhân của tôi.
      Cập nhật bởi asialaw ngày 11/01/2011 04:50:44 PM sai lỗi

      Thành công là một quá trình chứ không phải đích đến!

       
      Báo quản trị |  
      3 thành viên cảm ơn asialaw vì bài viết hữu ích
      quynnhvukaka (26/05/2012) PeHoNguyen (30/12/2014) 0vvthanhvv0@gmail.com (16/10/2019)
    • #78375   11/01/2011

      kienlawyer
      kienlawyer
      Top 500
      Lớp 3

      Hà Nội, Việt Nam
      Tham gia:24/03/2009
      Tổng số bài viết (284)
      Số điểm: 4455
      Cảm ơn: 0
      Được cảm ơn 71 lần


      Re beToan89!

      Bạn có viết: "Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định trong Luật doanh nghiệp 2005".

      Vậy vấn đề cần làm rõ ở đây là thế nào là: thực hiện thủ tục góp vốn?

      - Nếu thành viên đó đã thực hiện chuyển quyền sở hữu ngôi nhà, chuyển quyền sử dụng đất gắn liền với ngôi nhà cho công ty, đã thực hiện việc đăng ký tại cơ quan quản lý về đất đai và được ghi nhận sự thay đổi chủ sở hữu ngôi  nhà đó thì mới được coi là hoàn thành thủ tục góp vốn, chuyển nhượng.

      Khi này về nguyên tắc, chủ sở hữu của ngôi nhà (ghi trong GCNQSDĐ) sẽ là công ty mà không còn là của thành viên A nữa.

      Thành viên A chỉ được xác định là có số vốn góp tương đương với giá trị của ngôi nhà trong công ty (là 400tr), và về nguyên tắc, các lợi tức phát sinh từ tài sản sẽ do chủ sở hữu tài sản được hưởng (khi này là công ty A).

      - Nếu thành viên A và các thành viên khác chưa thực hiện hoàn thành thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về đất đai thì chưa thể coi là hoàn thành thủ tục.

      Do vậy trường hợp này sẽ theo quy định của Luật Doanh nghiệp để giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có). Cách giải quyết trong trường hợp này sẽ ra sao thì các bạn có thể thảo luận tiếp.

      Trân Trọng.

      Luật sư Đặng gia Kiên

      Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

      Mobile: 0986 99 8668

      Email: kien.danggia@gmail.com

       
      Báo quản trị |  
      1 thành viên cảm ơn kienlawyer vì bài viết hữu ích
      Luong_Duyen1996 (25/01/2022)