Giải quyết tranh chấp trong xây dựng

Chủ đề   RSS   
  • #410996 25/12/2015

    kinhnano

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2015
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết tranh chấp trong xây dựng

    Xin chào luật sư. Tôi là Hồi có 1 việc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp như sau:

     Công ty làm về nội thất kính. Tôi có làm cho 1 công trình nhà tư nhân tại Hà Nội. Do cũng tin tưởng và có chút quen biết nên tôi chỉ làm báo giá qua Email với chủ nhà. Công ty tôi có nhân viên A do cũng có quen biết với chủ nhà nên tôi để cho A làm việc. Sau đó khi công trình xong thì A cũng nghỉ việc. tôi có gọi điện cho chủ nhà thì chủ nhà báo đã thanh toán 100% cho  A. (thanh toán không có giấy tờ gì cả). Tôi đã làm việc nhiều lần với chủ nhà nhưng họ nhất quyết không trả. Vậy bây giờ tôi cần phải làm gì để thu số tiền hiệu quả nhất? Do không làm hợp đồng bằng giấy nên Email có đủ cơ sở pháp lí để kiện tranh chấp tài sản với chủ nhà không?
      Mong luật sư trả lời sớm nhất giúp tôi.
     Cảm ơn luật sư
     
    7288 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #411001   25/12/2015

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    Chào bạn, mình xin tư vấn như sau :

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”

    Rõ ràng, cơ sở pháp lý của hình thức thông điệp dữ liệu đã được khẳng định một cách chắc chắn trong BLDS. Bên cạnh đó, theo Khoản 5, Khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch Điện tử (GDĐT) có hiệu lực ngày 01/03/2006, thì: “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự”, “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử”
     
    “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” (Khoản 12 Điều 4 Luật GDĐT)
     
    “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác
     
    Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu” (Điều 10 Luật GDĐT)
     
    Điều 12 Luật GDĐT khẳng định “Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản”.Không chỉ vậy, Điều 13 của Luật còn khẳng định mạnh mẽ hơn nữa: “Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc.
     
    Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
     
    1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.
     
    Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
     
    2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”
     
    Điều 14 Luật GDĐT nhấn mạnh “Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ
     
    1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
     
    2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”
     
    Đối với thông tin trích xuất từ trang thông tin điện tử, theo Điều 23 Luật Công nghệ Thông tin (có hiệu lực ngày 01/01/2007) “Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình”.
     
    Như vậy, với các căn cứ pháp lý được viện dẫn như trên, chúng ta có thể rút được 3 kết luận quan trọng sau:
     
    - Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản pháp lý thông thường.
     
    - Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản gốc nếu nó được bảo đảm toàn vẹn từ khi khởi tạo lần đầu, được lưu trữ và có thể truy cập được.
     
    - Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ.
    Tuy nhiên cũng phải đặt trong các mối quan hệ và các giao dịch cụ thể mới xác định chính xác tính chất và giá trị pháp lý của email đó được.
    Chúc bạn thành công.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ta.luatsaoviet vì bài viết hữu ích
    kinhnano (25/12/2015)
  • #411005   25/12/2015

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn

    Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    Theo điều 401  bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hình thức của giao dịch hợp đồng dân sự như sau:

    Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

    1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

    Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Đồng thời theo quy định tại điều 11, 12, 38 Luật giao dịch điện tử thì quy định về giá trị pháp lý thông qua dữ liệu điện tử như sau:

    Điều 11. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

    Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

    Điều 12. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản

    Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cầ

    Điều 38. Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

    Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.

    Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng trong cây dựng có thể sử dụng bằng văn bản (như bạn thể hiện dưới hình thức thư điện tử) theo thông tin bạn cung cấp bạn mới chỉ gửi thông báo giá qua mail nhưng bên đó có hồi âm hay không. Giả thiết đặt ra nếu bên kia hồi âm thì bạn có thể xem đây là chứng cứ để tiến hành khởi kiện. Tuy nhiên, theo tôi để giá trị chứng cứ thuyết phục bạn nên thuê thừa phát lại lập vi bằng.

    Trên đây là một vài trao đổi với bạn.

    Trân trọng!

     

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    kinhnano (25/12/2015)
  • #411012   25/12/2015

    kinhnano
    kinhnano

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2015
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn luật sư đã trả lời cho tối. Nhưng thừa phát lại lập vi bằng là gì ạ. Toàn bộ email trao đổi tương đối nhiều và email trao đổi là mail được lập theo tên miền công ty. Hiện tại chủ nhà lập luận là A là người làm ctrinh đó và đã thanh toán toàn bộ chứ ko phải cty tôi làm. 

     
    Báo quản trị |  
  • #411102   25/12/2015

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    Chào bạn. 

    Tôi không thấy bạn đề cập tới nhân viên A ở đây. Không hiểu vì lý do gì ?

    Luật thì tôi không nói nhiều, nhưng bạn quan tâm tới phương án, thì tôi hướng dẫn bạn mấy việc.

    1. Lập Biên bản làm việc giữa Công ty và chủ nhà. Tập trung nêu: tường trình 2 bên về giao dịch (ai tham gia cung cấp hàng hóa dịch vụ cho chủ nhà); quan điểm của 2 bên về vấn đề thanh toán.

    2. Dùng Biên bản này và các email làm căn cứ khởi kiện yêu cầu chủ nhà thanh toán cho Công ty tại Tòa có thẩm quyền.

    3. Tố giác tội phạm về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Công ty của anh A tại Công an có thẩm quyền để buộc A lộ mặt và thanh toán lại cho Công ty. Chú ý: đơn tố giác cần tập trung lý do tố giác là dựa trên thông tin chủ nhà cung cấp là A nói rằng mình là người giao kết chứ ko phải công ty để từ đó chiếm đoạt tiền chủ nhà trả cho A đáng ra A phải mang về Công ty.

    Nếu bạn quan tâm hơn có thể gửi tài liệu vào email vinhquang.law@gmail.com để tôi kiểm tra và đánh giá cụ thể.

    Trân trọng.

    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tnhthainguyen vì bài viết hữu ích
    kinhnano (26/12/2015)
  • #411118   26/12/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Bạn có 2 câu hỏi, Tôi xin có ý kiến trao đổi cùng bạn như sau:

    Thứ nhất, Do không làm hợp đồng bằng giấy nên Email có đủ cơ sở pháp lí để kiện tranh chấp tài sản với chủ nhà không?

    Như nhiều thành viên đã trao đổi cùng bạn: HĐ dân sự không bắt buộc phải lập thành văn bản, trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định phải lập thành văn bản. Ví dụ chuyển nhượng nhà đất…

    HĐ của bạn với chủ nhà tuy chỉ bằng lời nói nhưng các thông tin dữ liệu thông qua email là chứng cứ chứng tỏ HĐ bằng lời nói này là có thật và hợp pháp.

    Thứ hai, cần phải làm gì để thu số tiền hiệu quả nhất?

    Để thu được số tiền hiệu quả nhất thì bạn cần tự kiểm tra lại để kiện cho đúng:

    + Hợp đồng thi công nội thất thông thường trước khi thi công sẽ phải tạm ứng trước một số tiền của chủ đầu tư và sau đó sẽ nhận tiếp tiền nhiều đợt theo tiến độ thi công chứ hiếm khi thực hiện thi công xong mới nhận tiền. Vậy:

    - Các lần nhận tiền trước có lần nào do nhân viên A của bạn nhận tiền từ chủ nhà rồi giao lại cho bạn hay không?

    - Bạn có ý kiến phản đối việc nhân viên A nhận tiền với chủ nhà hay không?

    Kết luận:

    -  Nếu bạn có cho nhân viên A nhận tiền giùm bạn và không hề phản đối về điều này thì chủ nhà hoàn toàn không sai, vì coi như bạn chấp nhận A là nhân viên của bạn và đồng ý cho nhân viên A thu tiền thay bạn: Chỉ có nhân viên A là sai trái với bạn, nên bạn phải kiện A, nếu hình sự là “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; dân sự là “đòi tài sản”.

    - Nếu nhân viên A, từ đầu chưa bao giờ nhận tiền (khả năng này theo tôi ít khi xảy ra trong trường hợp mà bạn nêu) thì bạn có quyền đòi chủ nhà số tiền còn thiếu, vì việc đưa tiền cho nhân viên A là việc riêng của chủ nhà, không liên quan đến bạn do bạn không hề ủy quyền hoặc có giấy giới thiệu của công ty cho A đến nhận tiền. Đây là vụ kiện “tranh chấp hợp đồng”

    "email trao đổi là mail được lập theo tên miền công ty" nên việc giao kết HĐ đó là của công ty bạn.

    Tôi cũng xin trao đổi thêm ngoài lề: Có thành viên nếu một số ý kiến không phù hợp nên bạn cần cân nhắc.

    1. Lập Biên bản làm việc giữa Công ty và chủ nhà.

    Giữa bạn và chủ nhà đã có tranh chấp và có quan điểm khác nhau nên khả năng lập được biên bản này là không thể: lập theo quan điểm chủ nhà thì bạn không ký và ngược lại.

    2. "Dùng Biên bản này và các email làm căn cứ khởi kiện yêu cầu chủ nhà thanh toán cho Công ty tại Tòa có thẩm quyền.

    3. "Tố giác tội phạm về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Công ty của anh A tại Công an"

    Đây là hành động thiếu khôn ngoan: Chủ nhà sẽ lấy lý do bạn "Tố giác tội phạm về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Công ty của anh A tại Công an" để chứng minh là chủ nhà đã trả tiền cho công ty; người chiếm đoạt là A, không phải chủ nhà. Ngược lại, A sẽ cho là bạn đang "yêu cầu chủ nhà thanh toán cho Công ty" chứng tỏ chủ nhà chưa thanh toán thì A đâu có lấy tiền gì của công ty mà "chiếm đoạt". Giải quyết "nước đôi" chứng tỏ luật sư không hiểu luật: đòi đại trúng ai thì trúng. 

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 26/12/2015 06:20:25 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    kinhnano (26/12/2015)
  • #411119   26/12/2015

    kinhnano
    kinhnano

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2015
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    hungmaiusa viết:

    Chào bạn.

    Bạn có 2 câu hỏi, Tôi xin có ý kiến trao đổi cùng bạn như sau:

    Thứ nhất, Do không làm hợp đồng bằng giấy nên Email có đủ cơ sở pháp lí để kiện tranh chấp tài sản với chủ nhà không?

    Như nhiều thành viên đã trao đổi cùng bạn: HĐ dân sự không bắt buộc phải lập thành văn bản, trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định phải lập thành văn bản. Ví dụ chuyển nhượng nhà đất…

    HĐ của bạn với chủ nhà tuy chỉ bằng lời nói nhưng các thông tin dữ liệu thông qua email là chứng cứ chứng tỏ HĐ bằng lời nói này là có thật và hợp pháp.

    Thứ hai, cần phải làm gì để thu số tiền hiệu quả nhất?

    Để thu được số tiền hiệu quả nhất thì bạn cần tự kiểm tra lại để kiện cho đúng:

    + Hợp đồng thi công nội thất thông thường trước khi thi công sẽ phải tạm ứng trước một số tiền của chủ đầu tư và sau đó sẽ nhận tiếp tiền nhiều đợt theo tiến độ thi công chứ hiếm khi thực hiện thi công xong mới nhận tiền. Vậy:

    - Các lần nhận tiền trước có lần nào do nhân viên A của bạn nhận tiền từ chủ nhà rồi giao lại cho bạn hay không?

    - Bạn có ý kiến phản đối việc nhân viên A nhận tiền với chủ nhà hay không?

    Kết luận:

    -  Nếu bạn có cho nhân viên A nhận tiền giùm bạn và không hề phản đối về điều này thì chủ nhà hoàn toàn không sai, vì coi như bạn chấp nhận A là nhân viên của bạn và đồng ý cho nhân viên A thu tiền thay bạn: Chỉ có nhân viên A là sai trái với bạn, nên bạn phải kiện A, nếu hình sự là “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; dân sự là “đòi tài sản”.

    - Nếu nhân viên A, từ đầu chưa bao giờ nhận tiền (khả năng này theo tôi ít khi xảy ra trong trường hợp mà bạn nêu) thì bạn có quyền đòi chủ nhà số tiền còn thiếu, vì việc đưa tiền cho nhân viên A là việc riêng của chủ nhà, không liên quan đến bạn do bạn không hề ủy quyền hoặc có giấy giới thiệu của công ty cho A đến nhận tiền. Đây là vụ kiện “tranh chấp hợp đồng”

    "email trao đổi là mail được lập theo tên miền công ty" nên việc giao kết HĐ đó là của công ty bạn.

     

    cảm ơn luật sư đã tư vấn. Với vấn đề của tôi đã trao đổi với chủ nhà nhiều lần và mail cuối tôi mới nhận được từ chủ nhà có nội dung như sau

     "Này em, chị nói lại lần cuối;

    Thứ nhất: Chị không làm kính của em,đương nhiên không nợ em tiền nên đừng có đòi chị và đừng có nói những lời khó nghe với chị. Người cung cấp sản phẩm dịch vụ cho chị là cái Hằng, và chị đã thanh toán 100%.
    Thứ hai: về việc đưa ra cơ quan chức năng giải quyết, OK
    Thế nhé"
     Tôi khong muốn kiện chỗ nhân viên A vì sẽ lằng nhằng liên quan đến hình sư, và tôi cũng không có gì để chứng minh trước pháp luật là A đã nhận tiền. Với lại muốn nắm kẻ có tóc chứ muốn nắm đứa chọc đầu. 
     
     
    Báo quản trị |  
  • #411120   26/12/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    kinhnano viết:

    cảm ơn luật sư đã tư vấn. Với vấn đề của tôi đã trao đổi với chủ nhà nhiều lần và mail cuối tôi mới nhận được từ chủ nhà có nội dung như sau

     "Này em, chị nói lại lần cuối;

    Thứ nhất: Chị không làm kính của em,đương nhiên không nợ em tiền nên đừng có đòi chị và đừng có nói những lời khó nghe với chị. Người cung cấp sản phẩm dịch vụ cho chị là cái Hằng, và chị đã thanh toán 100%.
    Thứ hai: về việc đưa ra cơ quan chức năng giải quyết, OK
    Thế nhé"
     Tôi khong muốn kiện chỗ nhân viên A vì sẽ lằng nhằng liên quan đến hình sư, và tôi cũng không có gì để chứng minh trước pháp luật là A đã nhận tiền. Với lại muốn nắm kẻ có tóc chứ muốn nắm đứa chọc đầu. 
    Chào bạn.
    Như vậy vấn đề pháp lý ở đây là "Người cung cấp sản phẩm dịch vụ" cho chủ nhà là ai? Điều này là vấn đề bạn có thể dễ dàng chứng minh thông qua đia chỉ Email liên hệ.
    Tuy nhiên, vấn đề rất quan trọng là: Có khi nào nhân viên A nhận tiền từ chủ nhà và giao lại cho bạn hay không? Nếu không thì bạn kiện chủ nhà; Nếu có thì bạn kiện nhân viên A; Chủ nhà là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    kinhnano (26/12/2015)
  • #411121   26/12/2015

    kinhnano
    kinhnano

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2015
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    hungmaiusa viết:

     

     
    Chào bạn.
    Như vậy vấn đề pháp lý ở đây là "Người cung cấp sản phẩm dịch vụ" cho chủ nhà là ai? Điều này là vấn đề bạn có thể dễ dàng chứng minh thông qua đia chỉ Email liên hệ.
    Tuy nhiên, vấn đề rất quan trọng là: Có khi nào nhân viên A nhận tiền từ chủ nhà và giao lại cho bạn hay không? Nếu không thì bạn kiện chủ nhà; Nếu có thì bạn kiện nhân viên A; Chủ nhà là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
     

    EM không hiểu lắm ý của luật sư 'Có khi nào nhân viên A nhận tiền từ chủ nhà và giao lại cho bạn hay không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #411122   26/12/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Quá trình thực hiện nhiều đợt giao tiền hoặc tạm ứng tiền; Có một hoặc vài đợt nhận tiền mà nhân viên A được chủ nhà trả tiền và nhân viên A sau đó đưa tiền ại cho công ty bạn trước đây hay không?

    Nếu có 1 hoặc vài đợt nhận tiền như vậy thì coi như bạn chấp nhận nhân viên A được nhận tiền thay cho bạn.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 26/12/2015 07:00:37 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    kinhnano (26/12/2015)
  • #411123   26/12/2015

    kinhnano
    kinhnano

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2015
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    hungmaiusa viết:

    Chào bạn.

    Quá trình thực hiện nhiều đợt hoặc tạm ứng tiền; Có một hoặc vài đợt nhận tiền mà nhân viên A được chủ nhà trả tiền cho bạn trước đây hay không?

    Nếu có 1 hoặc vài đợt nhận tiền như vậy thì coi như bạn chấp nhận nhân viên A được nhận tiền thay cho bạn.

    Công ty đã nhiều lần nhận tiền từ các công trình khác từ A. Nhưng tất cả những lần A thu tiền của khách đều phải có phiếu thu hoặc báo giá có dấu của công ty. Còn vụ việc đang muốn kiện đây thì công chưa xuất 1 hóa đơn, phiếu thu hay báo giá có đóng dấu nào. Vấn đề tôi muốn hỏi 1 chút nữa là nếu nhân viên A cố tình cãi là đã gửi lại công ty thì A phải chứng minh hay công ty chứng minh số tiền đó là không nằm trong tiền công trình đang tranh chấp?

     
    Báo quản trị |  
  • #411124   26/12/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    kinhnano viết:

    Vấn đề tôi muốn hỏi 1 chút nữa là nếu nhân viên A cố tình cãi là đã gửi lại công ty thì A phải chứng minh hay công ty chứng minh số tiền đó là không nằm trong tiền công trình đang tranh chấp?

    Chào bạn.

    Trong tố tụng dân sự tại tòa án thì tất cả các bên tham gia tố tụng đều có quyền và nghĩa vụ chứng minh để tòa án chấp nhận yêu cầu của mình và bác bỏ yêu cầu của người khác. Sau đó HĐXX sẽ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ của các bên mà đánh giá chứng cứ và quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu.

    Với câu hỏi của bạn thì quá trình xét xử sẽ căn cứ vào lời khai và tài liệu chứng từ khác có liên quan để xem số tiền đã nộp đó là thu từ công trình nào: công trình nào mà đến hạn (thời gian) trùng với thời gian nộp tiền theo hợp đồng và theo lời khai của chủ đầu tư (chủ nhà); đồng thời trùng với số tiền phải thu ở khách hàng nào?

    HĐXX sẽ đánh giá lời khai của ai là hợp lý để quyết định chấp nhận yêu cầu của người đó.

    Tôi thấy trong chủ đề mà bạn hỏi luật sư có thể hiện bạn có liên hệ với luật sư DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG HÀ NỘI theo tôi đây là một quyết định đúng của bạn vì đây là luật sư có uy tín và chuyên môn cao. Tôi chỉ xin góp ý với bạn là nên nhờ luật sư DƯƠNG VĂN MAI hoặc luật sư khác trong CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG HÀ NỘI giúp làm đại diện giùm vì bạn không hiểu luật nên có thể khi lấy lời khai hoặc cung cấp chứng cứ sẽ gặp khó khăn, bất lợi; Dành thời gian làm việc chuyên môn vì sắp tết nên công việc của bạn sẽ nhiều vì các công trình đang vào giai đoạn thiện.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 26/12/2015 12:25:20 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    kinhnano (26/12/2015)
  • #411125   26/12/2015

    kinhnano
    kinhnano

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2015
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    hungmaiusa viết:

    sang nay tôi bận việc nên sẽ trao đổi tiếp sau.

    Cảm ơn anh rất nhiều. Chúc anh ngày mới vui vẻ

     
    Báo quản trị |  
  • #411145   26/12/2015

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    Gửi bạn @hungmaiusa:

    Tôi thật ra không hiểu sao bạn hay công kích bài viết của tôi, nhưng hầu hết là công kích sai - tôi không dám nói toàn bộ, vì tôi cũng không có thời gian đọc hết các bài công kích của bạn. 

    Vấn đề này cũng vậy.

    Tôi chưa nói việc lập biên bản có được hay không được, mà chỉ nói một luật sư, khẳng định KHÔNG THỂ thực hiện một điều mà pháp luật không cấm thì đã tự chứng tỏ bản lĩnh của mình yếu kém rồi. Nhiều chuyện người này cho rằng không thể làm được, nhưng chỉ ở trong tay họ mà thôi, hoặc họ có khả năng làm được, nhưng tự cho mình ko làm được và tất nhiên, họ sẽ không làm được. Quay lại vấn đề, đương nhiên trong vụ việc này giữa Công ty và chủ nhà không có tiếng nói chung, nên việc lập biên bản để GIẢI QUYẾT vấn đề là tương đối khó. Mục đích của biên bản chỉ là ghi nhận lại quan điểm của hai bên (tôi đã hướng dẫn cách ghi nội dung biên bản, chắc bạn chưa gặp những vụ việc như vậy bao giờ nên không có kinh nghiệm); ghi như vậy để chốt một số sự việc diễn ra mà hai bên cùng thừa nhận để làm các căn cứ khởi kiện tại tòa. Bạn in các bản email ra và nộp kèm đơn khởi kiện là tòa dám thụ lý !?

    Thứ hai là nói về phương hướng giải quyết, toàn bộ các bài tư vấn của bạn mới chỉ dừng ở mức nói ai đúng ai sai, mà còn chưa khẳng định - tất nhiên là vì thiếu thông tin, nhưng nó cũng thể hiện phần nào bạn có hiểu vấn đề phía công ty đang gặp phải hay không. Họ đang quan tâm tới 2 vấn đề:

    1 là chỉ có email là thì đủ cơ sở khởi kiện chưa ? Không thành viên nào đọc hiểu và trả lời được câu này, kể cả bạn, các bài trả lời mới chỉ dừng ở mức nói rằng đó là cơ sở chứng minh có giao kết hợp đồng.

    2 là làm thế nào để đòi tiền hiệu quả ? Cũng không ai trả lời được. Phân tích luật thì sinh viên luật nhiều người còn giỏi hơn cả những người đi làm, nhưng phân tích giỏi tới mấy mà làm việc không được thì khách hàng cũng cười bảo tay này chỉ có lý thuyết suông.

    Phân tích tiếp đoạn này: "Đây là hành động thiếu khôn ngoan: Chủ nhà sẽ lấy lý do bạn "Tố giác tội phạm về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Công ty của anh A tại Công an" để chứng minh là chủ nhà đã trả tiền cho công ty; người chiếm đoạt là A,không phải chủ nhà. Ngược lại, A sẽ cho là bạn đang "yêu cầu chủ nhà thanh toán cho Công ty" chứng tỏ chủ nhà chưa thanh toán thì A đâu có lấy tiền gì của công ty mà "chiếm đoạt". Giải quyết "nước đôi" chứng tỏ luật sư không hiểu luật: đòi đại trúng ai thì trúng. " của bạn 

    Bạn cho rằng đi bằng hai cách không hiệu quả, với lý do giải quyết nước đôi, thì người này sẽ dùng cớ bạn đòi người kia để không trả :)) Nhưng bạn không hiểu rằng ai phải trả không phụ thuộc vào việc họ dùng cớ gì, lý do nào. Nó phụ thuộc vào quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, dựa trên những gì có thật. Buộc phải có 1 người trả tiền cho công ty, đấy là chuyện đương nhiên. Người thường thắng lo bại trước mới lo thắng. Lo bại trước không phải là sợ thua, mà để tính mọi biến cố dẫn đến thiệt hại có thể xảy ra và phòng tránh. Nếu chỉ kiện chủ nhà, 5, 7, 10 năm sau tòa phán thua, lúc đấy mới quay sang đòi A ? 

    Nói tiếp, ở đây đi kiện chủ nhà chưa chắc đã thắng được (khả năng thua cao hơn). Email là có, nhưng chủ nhà đâu biết email đó của công ty X thật hay không ? Vì toàn bộ giao dịch không xuất hiện công ty X nào. Cho dù phát sinh nghĩa vụ thanh toán thanh toán thì tôi cũng đã thanh toán, còn chuyện nhân viên công ty làm sai thì tự xử lý nhân viên Công ty, đấy là nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự. Công ty ký HĐ với KH, nhân viên thu tiền về rồi chiếm đoạt, lại đòi tiền khách lần nữa sao ?

    Vài điều trao đổi về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, mong bạn có thể học hỏi để phát triển thêm.

    Thân ái !

     
    Báo quản trị |  
  • #411157   26/12/2015

    kinhnano
    kinhnano

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2015
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    VinhQuangLaw viết:

    Gửi bạn @hungmaiusa:

    Tôi thật ra không hiểu sao bạn hay công kích bài viết của tôi, nhưng hầu hết là công kích sai - tôi không dám nói toàn bộ, vì tôi cũng không có thời gian đọc hết các bài công kích của bạn. 

    Vấn đề này cũng vậy.

    Tôi chưa nói việc lập biên bản có được hay không được, mà chỉ nói một luật sư, khẳng định KHÔNG THỂ thực hiện một điều mà pháp luật không cấm thì đã tự chứng tỏ bản lĩnh của mình yếu kém rồi. Nhiều chuyện người này cho rằng không thể làm được, nhưng chỉ ở trong tay họ mà thôi, hoặc họ có khả năng làm được, nhưng tự cho mình ko làm được và tất nhiên, họ sẽ không làm được. Quay lại vấn đề, đương nhiên trong vụ việc này giữa Công ty và chủ nhà không có tiếng nói chung, nên việc lập biên bản để GIẢI QUYẾT vấn đề là tương đối khó. Mục đích của biên bản chỉ là ghi nhận lại quan điểm của hai bên (tôi đã hướng dẫn cách ghi nội dung biên bản, chắc bạn chưa gặp những vụ việc như vậy bao giờ nên không có kinh nghiệm); ghi như vậy để chốt một số sự việc diễn ra mà hai bên cùng thừa nhận để làm các căn cứ khởi kiện tại tòa. Bạn in các bản email ra và nộp kèm đơn khởi kiện là tòa dám thụ lý !?

    Thứ hai là nói về phương hướng giải quyết, toàn bộ các bài tư vấn của bạn mới chỉ dừng ở mức nói ai đúng ai sai, mà còn chưa khẳng định - tất nhiên là vì thiếu thông tin, nhưng nó cũng thể hiện phần nào bạn có hiểu vấn đề phía công ty đang gặp phải hay không. Họ đang quan tâm tới 2 vấn đề:

    1 là chỉ có email là thì đủ cơ sở khởi kiện chưa ? Không thành viên nào đọc hiểu và trả lời được câu này, kể cả bạn, các bài trả lời mới chỉ dừng ở mức nói rằng đó là cơ sở chứng minh có giao kết hợp đồng.

    2 là làm thế nào để đòi tiền hiệu quả ? Cũng không ai trả lời được. Phân tích luật thì sinh viên luật nhiều người còn giỏi hơn cả những người đi làm, nhưng phân tích giỏi tới mấy mà làm việc không được thì khách hàng cũng cười bảo tay này chỉ có lý thuyết suông.

    Phân tích tiếp đoạn này: "Đây là hành động thiếu khôn ngoan: Chủ nhà sẽ lấy lý do bạn "Tố giác tội phạm về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Công ty của anh A tại Công an" để chứng minh là chủ nhà đã trả tiền cho công ty; người chiếm đoạt là A,không phải chủ nhà. Ngược lại, A sẽ cho là bạn đang "yêu cầu chủ nhà thanh toán cho Công ty" chứng tỏ chủ nhà chưa thanh toán thì A đâu có lấy tiền gì của công ty mà "chiếm đoạt". Giải quyết "nước đôi" chứng tỏ luật sư không hiểu luật: đòi đại trúng ai thì trúng. " của bạn 

    Bạn cho rằng đi bằng hai cách không hiệu quả, với lý do giải quyết nước đôi, thì người này sẽ dùng cớ bạn đòi người kia để không trả :)) Nhưng bạn không hiểu rằng ai phải trả không phụ thuộc vào việc họ dùng cớ gì, lý do nào. Nó phụ thuộc vào quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, dựa trên những gì có thật. Buộc phải có 1 người trả tiền cho công ty, đấy là chuyện đương nhiên. Người thường thắng lo bại trước mới lo thắng. Lo bại trước không phải là sợ thua, mà để tính mọi biến cố dẫn đến thiệt hại có thể xảy ra và phòng tránh. Nếu chỉ kiện chủ nhà, 5, 7, 10 năm sau tòa phán thua, lúc đấy mới quay sang đòi A ? 

    Nói tiếp, ở đây đi kiện chủ nhà chưa chắc đã thắng được (khả năng thua cao hơn). Email là có, nhưng chủ nhà đâu biết email đó của công ty X thật hay không ? Vì toàn bộ giao dịch không xuất hiện công ty X nào. Cho dù phát sinh nghĩa vụ thanh toán thanh toán thì tôi cũng đã thanh toán, còn chuyện nhân viên công ty làm sai thì tự xử lý nhân viên Công ty, đấy là nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự. Công ty ký HĐ với KH, nhân viên thu tiền về rồi chiếm đoạt, lại đòi tiền khách lần nữa sao ?

    Vài điều trao đổi về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, mong bạn có thể học hỏi để phát triển thêm.

    Thân ái !

    Mình rất cảm ơn những góp ý của bạn. Vấn đề của mình ở đây là sử dụng email tên miền của công ty, có sử dụng chữ kí dưới email có điền tên công ty, địa chỉ và sdt... ngoài ra trong báo giá cũng có phần tiêu đề của công ty như tên cty, web, địa chỉ.... Chủ nhà không thể nói là không đọc, không biết đến nội dung bên trong email được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #411183   26/12/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn VinhQuangLaw.

    Tôi xin trả lời từng ý kiến của bạn:

    Tôi thật ra không hiểu sao bạn hay công kích bài viết của tôi, nhưng hầu hết là công kích sai - tôi không dám nói toàn bộ, vì tôi cũng không có thời gian đọc hết các bài công kích của bạn. 

    Vấn đề này cũng vậy.

    Lý do thì tôi xin trả lời bằng chính quan điểm của bạn tại đây: " Tôi ghét thằng nào hơn tì tôi tẩy chay nó, ko phải ai ghét đều tẩy chay."

    Tôi chưa nói việc lập biên bản có được hay không được, mà chỉ nói một luật sư, khẳng định KHÔNG THỂ thực hiện một điều mà pháp luật không cấm thì đã tự chứng tỏ bản lĩnh của mình yếu kém rồi. Nhiều chuyện người này cho rằng không thể làm được, nhưng chỉ ở trong tay họ mà thôi, hoặc họ có khả năng làm được, nhưng tự cho mình ko làm được và tất nhiên, họ sẽ không làm được. Quay lại vấn đề, đương nhiên trong vụ việc này giữa Công ty và chủ nhà không có tiếng nói chung, nên việc lập biên bản để GIẢI QUYẾT vấn đề là tương đối khó.

    Tự bạn cũng thấy là "tương đối khó" thì "đã tự chứng tỏ bản lĩnh của mình yếu kém rồi".

    Mục đích của biên bản chỉ là ghi nhận lại quan điểm của hai bên (tôi đã hướng dẫn cách ghi nội dung biên bản, chắc bạn chưa gặp những vụ việc như vậy bao giờ nên không có kinh nghiệm); ghi như vậy để chốt một số sự việc diễn ra mà hai bên cùng thừa nhận để làm các căn cứ khởi kiện tại tòa.

    Đúng như bạn nói: tôi không bao giờ kêu 2 bên đang tranh chấp và có quan điểm hoàn toàn khác nhau ngồi lại với nhau để cùng lập biên bản. Chỉ khi nào họ có điểm chung thì mới lập biên bản về những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất được.

    Bạn in các bản email ra và nộp kèm đơn khởi kiện là tòa dám thụ lý !?

    Nộp các bản Email đó thì lý do gì không thụ lý? Tôi đã có làm những vụ người sử dụng sa thải người lao động bằng email và vẫn được thụ lý; Tôi cũng có làm vụ án đòi tài sản (cho mượn) mà chứng cứ là email gởi từ nước ngoài về VN và ngược lại nhưng TA vẫn thụ lý.

    Vấn đề là khi xác định chứng cứ:

    - Nếu bên kia thừa nhận thì không cần chứng minh.

    - Nếu bên kia không thừa nhận thì phải thu thập chứng cứ hợp pháp từ nơi quản lý server; bạn tham khảo ý kiến của bạn danusa  tại đây:http://danluat.thuvienphapluat.vn/giao-nop-chung-cu-la-thong-diep-dien-tu-email-nhu-the-nao-140125.aspx#411155

    Thứ hai là nói về phương hướng giải quyết, toàn bộ các bài tư vấn của bạn mới chỉ dừng ở mức nói ai đúng ai sai, mà còn chưa khẳng định - tất nhiên là vì thiếu thông tin, nhưng nó cũng thể hiện phần nào bạn có hiểu vấn đề phía công ty đang gặp phải hay không. Họ đang quan tâm tới 2 vấn đề:

    1 là chỉ có email là thì đủ cơ sở khởi kiện chưa ? Không thành viên nào đọc hiểu và trả lời được câu này, kể cả bạn, các bài trả lời mới chỉ dừng ở mức nói rằng đó là cơ sở chứng minh có giao kết hợp đồng.

    Khi chứng minh có giao kết hợp đồng thì đương nhiên khởi kiện "tranh chấp hợp đồng" được rồi.

    2 là làm thế nào để đòi tiền hiệu quả ? Cũng không ai trả lời được. Phân tích luật thì sinh viên luật nhiều người còn giỏi hơn cả những người đi làm, nhưng phân tích giỏi tới mấy mà làm việc không được thì khách hàng cũng cười bảo tay này chỉ có lý thuyết suông.

    Thường phân tích giỏi là sẽ làm giỏi. Hơn nữa bạn đừng nên cho là chỉ có bạn là hành nghề luật, người khác chỉ là sinh viên; ở trên diễn đàn này có hàng ngàn người giỏi hơn bạn.

    Phân tích tiếp đoạn này: "Đây là hành động thiếu khôn ngoan: Chủ nhà sẽ lấy lý do bạn "Tố giác tội phạm về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Công ty của anh A tại Công an" để chứng minh là chủ nhà đã trả tiền cho công ty; người chiếm đoạt là A,không phải chủ nhà. Ngược lại, A sẽ cho là bạn đang "yêu cầu chủ nhà thanh toán cho Công ty" chứng tỏ chủ nhà chưa thanh toán thì A đâu có lấy tiền gì của công ty mà "chiếm đoạt". Giải quyết "nước đôi" chứng tỏ luật sư không hiểu luật: đòi đại trúng ai thì trúng. " của bạn 

    Bạn cho rằng đi bằng hai cách không hiệu quả, với lý do giải quyết nước đôi, thì người này sẽ dùng cớ bạn đòi người kia để không trả :)) Nhưng bạn không hiểu rằng ai phải trả không phụ thuộc vào việc họ dùng cớ gì, lý do nào. Nó phụ thuộc vào quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, dựa trên những gì có thật. Buộc phải có 1 người trả tiền cho công ty, đấy là chuyện đương nhiên. Người thường thắng lo bại trước mới lo thắng. Lo bại trước không phải là sợ thua, mà để tính mọi biến cố dẫn đến thiệt hại có thể xảy ra và phòng tránh. Nếu chỉ kiện chủ nhà, 5, 7, 10 năm sau tòa phán thua, lúc đấy mới quay sang đòi A ? 

    Bạn kiện chủ nhà đòi tiền tức là nói chủ nhà chưa trả tiền; Bạn đòi nhân viên A tức là nói chủ nhà trả tiền rồi. Như vậy mà chưa hiểu là mâu thuẩn chổ nào hay sao?

    Nói tiếp, ở đây đi kiện chủ nhà chưa chắc đã thắng được (khả năng thua cao hơn). Email là có, nhưng chủ nhà đâu biết email đó của công ty X thật hay không ? Vì toàn bộ giao dịch không xuất hiện công ty X nào.

    Câu này bạn kinhnano đã trả lời bạn.

    Cho dù phát sinh nghĩa vụ thanh toán thanh toán thì tôi cũng đã thanh toán, còn chuyện nhân viên công ty làm sai thì tự xử lý nhân viên Công ty, đấy là nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự. Công ty ký HĐ với KH, nhân viên thu tiền về rồi chiếm đoạt, lại đòi tiền khách lần nữa sao ?

    Bạn ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng với công ty thì phải thanh toán tiền cho công ty, không có chuyện trả tiền cho nhân viên nào cũng được: Chỉ nhân viên có giấy giới thiệu hoặc có phiếu thu do công ty phát hành thì mới được thu tiền.

    Vài điều trao đổi về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, mong bạn có thể học hỏi để phát triển thêm.

    Tôi sẽ chú ý các bài viết của bạn để học hỏi. Chỉ ngại là không có gì để học, còn hỏi thì làm bạn khó chịu.

    Thân ái !

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 26/12/2015 01:09:26 CH
     
    Báo quản trị |