Chào bạn!
Tình huống trên, tôi góp ý đơn giản thế này thôi nhé!
Riêng về hợp đồng nhà ở thì nếu việc thuê nhà trên 6 tháng thì hợp đồng thuê nhà phải được công chứng, chứng thực (một số trường hợp phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền).
Vì sự việc đã vượt quá sự thỏa thuận của hai người, dẫn đến việc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, vì vậy trong tình huống này để giải quyết cho những vấn đề liên quan thì đầu tiên Tòa án sẽ tuyên giao dịch dân sự "này" vô hiệu (vì hai bên chỉ làm giấy tay).
Hậu quả của việc trên được xử lý như sau: Ồng Khôi có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền thuê nhà từ ngày thuê cho đến ngày không còn thuê nhà nữa (vấn đề điện nước thì theo thỏa thuận ban đâu-có nhiều khả năng bên thuê nhà phải chịu).
Về 21 triệu tiền sửa chữa nhà (Tòa án sẽ làm rõ việc mục đích của thuê nhà là gì, nếu việc sữa chữa nhà nhằm cho mục đích kinh doanh (đúng nhử thỏa thuận) thì việc ông Khôi bỏ tiền ra nhằm để sữa chữa là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật, nếu ông Mỹ ngăn cản việc ông kinh doanh đúng mục đích, làm cho ông không kinh doanh được trong thời gian thuê nhà gây thiệt hại thì ông Khôi có quyền khởi kiện ông Mỹ yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nếu như việc sửa chữa nhà từ phía ông Khôi không đúng như mục đích kinh doanh như hai bên đã thỏa thuận thì nếu có yêu cầu từ phía ông Mỹ thì ông Khôi phải bồi thường thiệt hại cho việc sữa chữa, cải tao trái phép này.
Về khoản tiền đặt cọc, vì hợp đông vô hiệu do lỗi của cả hai bên, bị Tòa án tuyên vô hiệu nên các bên đều có những quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong trường hợp này, do đó tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả lại cho ông Mỹ.
Vậy theo tôi, Tòa án sẽ tuyên hợp đồng vô hiệu do không đảm bảo về mặt hình thức (hợp đồng thuê nhà ở trên 6 tháng), và xử lý hậu quả như trên!
Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 12/01/2011 09:07:29 AM
nguyenhuylaw@gmail.com
Phone: 0906.597.179