Giải quyết tình huống trong luật dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #451876 15/04/2017

    ngkhanhhuyen97

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết tình huống trong luật dân sự

    TH1: Ông C và bà D là hai vợ chồng hợp pháp. Một hôm, nhân bà D vắng nhà, ông C mang giấy tờ nhà đất mà mình đứng tên sang cho bà H. Khi bà D phát hiện, bà D yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự mà chồng mình xác lập với bà H là vô hiệu và đòi lại nhà đất đã bán. Hỏi yêu cầu của bà D có thể chấp nhận đc hay không? tại sao?

    TH2: Bà X và ông Y là 2 vợ chồng nhưng đã ly hôn và tháng 5/2016, nhưng tại giấy vay ngày 18/1/2017 do ông Y lập, xác định ông có vay bà M 20 lượng vàng, phía dưới dòng chữ "người vay" ông Y ký tên và ghi rõ họ tên, phía bên phải giấy này có chữ ký bà X. đến hạn trả nợ ông Y không trả được nợ, bà M khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Y và bà X trả nợ, hãy cho biết ý kiến của bạn về tình huống tranh chấp này? 

     
    3382 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #451883   15/04/2017

    lawyer_in_the_future
    lawyer_in_the_future

    Male
    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Theo ý kiến của mình giải quyết hai trường hợp này như sau:

    TH1: Bất động sản có thể ghi tên trên Giấy chứng nhận QSDĐ cả hai vợ chồng hoặc có thể thỏa thuận để vợ hoặc chồng đứng tên, dù ai đứng tên đi nữa thì tài sản này cũng là của chung hai vợ chồng, có bán có tặng cho thì cũng phải có chữ ký cũng như là sự đồng ý của hai vợ chồng. Ông C đã lén lúc xác lập giao dịch với bà H khi không có sự đồng ý của bà D là sai, bà D muốn yếu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu thì cần phải thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp, sau đó tòa án xem xét chứng cứ mà bà D cung cấp hợp lệ thì sẽ ra quyết định tuyên bố giao dịch giữa ông C và bà H là vô hiệu.

    TH2: Trường hợp này bà M phải yêu cầu giám định chữ ký của bà X, tránh trường hợp ông Y giả mạo chữ ký của bà X để nhằm lôi kéo bà x vào vụ vay này, giám định xong là sẽ biết được ai là người có liên quan và ai là người sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bà M. Mặc dù bà X và ông Y đã ly hôn nhưng đã có chữ ký trong giấy vay thì cũng phải có liên quan, cho dù không là vợ chồng đi nữa.

    Dám nghĩ, dám làm, dám cống hiến.

     
    Báo quản trị |  
  • #451924   17/04/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    Theo quan điểm của mình, có thể giải quyết hai tình huống trên như sau:

    TH2: mình có quan điểm trùng với quan điểm của lawyer_in_the_future ở trên.

    TH1: theo mình muốn xác định giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu đối với tài sản trên có hợp pháp hay không, thì cần phải xác định rõ là tài sản có tên trong GCNQSĐ có phải là tài sản riêng của ông C hay không? nếu tài sản trên là tài sản riêng của ông C có trước thời kỳ hôn nhân, hoặc tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng có giấy xác nhận là tài sản riêng của ông C, hoặc tài sản được tặng cho, được thừa kế của riêng ông C thì việc ông C quyết định sang nhượng tài sản trên cho bà H mà không có sự đồng ý của bà D là hợp lệ, trừ trường hợp có hoa lợi, lợi tức từ tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Còn nếu tài sản trong Giấy CNQSDĐ trên là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, do hai vợ chồng cùng đứng tên, hoặc do ông C đại diện chủ hộ đứng tên hoặc hai vợ chồng có thỏa thuận riêng và theo đó ông C đứng tên thì việc ông C tự ý chuyển nhượng sang tên tài sản trên mà không có sự đồng ý của bà D là sai, và bà D có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

     
    Báo quản trị |