Giải quyết thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #80375 21/01/2011

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Giải quyết thế nào?

    Đây là một tình huống thực tế do một bạn dấu tên nhờ mình giải đáp giúp (do thấy tên mình trên Danluât lại là thành viên tích cực nên hỏi) Mà mình đang là sinh viên  nên sợ trả lời chưa chính xác lắm, nên đưa tình huống này lên để tham khảo ý kiến của cả nhà đã rồi trả lời ngừoi ta sau.

    Mong các bạn giúp nhé.

    Ngày 3/5/2008, cty TNHH Thanh Bình do ông Nguyễn Ngọc P (giám đốc cty) làm đại diện kí hợp đồng tín dụng số 26/2008 với chi nhánh NHTM cổ phần A do ông Ngô Đình V (giám đốc chi nhánh) làm đại diện vay số tiên 200 triệu đồng, thời hạn vay 6 tháng với lãi suất cho vay là 1,25%/tháng.

    Để đảm bảo khoản cho vay, các bên thỏa thuận hình thức bảo đảm là bảo lãnh bằng tài sản.

    Hợp đồng bảo lãnh đc kí cùng ngày 3/5/2008 giữa chi nhánh NHTM cổ phần A (bên nhận bảo lãnh - do ông Vũ Văn Q làm đại diện theo giấy tờ ủy quyền hợp lệ của GĐ chi nhánh) với ông Bùi Trọng K và bà Đào Thị H (bên bảo lãnh), có làm thủ tục công chứng hợp lệ

    Tài sản đem bảo lãnh là ngôi nhà 4 tầng tọa lạc trên diện tích đất 80m2 thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp của ông K và bà H, được định giá 450tr đồng, với thời hạn bảo lãnh là 6 tháng.

    Sau khi nhận đc khoản tiền vay 300 triệu đồng do NHTM cổ phần A cung cấp, cty TNHH Thanh Bình thỏa thuận cho ông K, bà H vay lại 100 triệu đồng để làm vốn mở cửa hàng buôn bán. Đến hạn thanh toán, do cty TNHH Thanh Bình ko có tiền trả nợ NH nên toàn bộ khoản nợ vay 300tr đồng chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất bằng 150% lãi suất trong hạn.

    Đến ngày 3/12/2008 ,do cty TNHH Thanh Bình vẫn ko trả nợ đc số nợ trong hạn và quá hạn nên NHTM cổ phần A đã gửi văn bản yêu cầu ông K, bà H cho phép NH làm thủ tục kê biên tài sản đem bảo lãnh để phát mại, nhưng bị ông K, bà H từ chối với lí do thời hạn bảo lãnh đã hết nên ngôi nhà 4 tầng ko còn là tài sản đem bảo lãnh nữa.

    Ngày 15/12/2008, chi nhánh NHTM cổ phần A đã làm đơn khởi kiện bên vay và bên bảo lãnh tại Tòa kinh tế tòa án nhân dân tp H.

    Hỏi: -Hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực ko? -Hợp đồng tín dụng có hiệu lực ko? -Nghĩa vụ của ng bảo lãnh đương nhiên có bị chấm dứt ko tại thời điểm ngày 3/11/2009? Ngôi nhà 4 tầng có còn là tài sản bảo lãnh nữa ko ở thời điểm sau ngày 3/11/2009 và có thể bị kê biên để phát mại hay ko?

     

    Mong mọi người góp ý.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    6350 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #80423   21/01/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Điều 361 Bộ luật dân sự đã quy định rõ:

    Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Như vậy, nghĩa vụ bảo lãnh giữa bên bảo lãnh (ông K và bà H) sẽ phát sinh khi bên được bảo lãnh (công ty TNHH Thanh Bình) không có khả năng thanh toán khoản nợ cả tiền gốc và lãi. Tức thời hạn cũng như nghĩa vụ bảo lãnh phụ thuộc vào hợp đồng chính (hợp đồng tín dụng) và các kết quả thực hiện hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh.

    Trong trường hợp này, rõ ràng đã phát sinh điều kiện để bên nhận bảo lãnh (chi nhánh ngân hàng) đòi bên bảo lãnh (ông K và bà H) thực hiện nghĩa vụ của mình, căn cứ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết và thực tế là việc không trả nợ gốc và lãi của Công ty TNHH Thanh Bình, do vậy không thể căn cứ vào điều khoản thời hạn bảo lãnh 6 tháng được mà phải căn cứ theo thời hạn của hợp đồng chính (hợp đồng tín dụng). PL cũng có quy định rõ về nguyên tắc, những thỏa thuận trong hợp đồng trái với quy định của pháp luật thì điều khoản đó vô hiệu và không ảnh hưởng đến các nội dung khác của hợp đồng.

    Trong trường hợp này, chi nhánh ngân hàng với tư cách bên nhận bảo lãnh có quyền áp dụng điều 369 Bộ luật dân sự để xử lý tài sản của bên bảo lãnh:

    Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kienlawyer vì bài viết hữu ích
    ducbaovks (21/01/2011)
  • #80448   21/01/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Xin chào mọi người,

        Trường hợp này khá đặc biệt. Ở đây, trớ trêu là HĐ bảo lãnh lại được ký kết cùng ngày với HĐ tín dụng và thời hạn của 2 HĐ lại như nhau. Trong trường hợp này, nghĩa vụ của bên bảo lãnh thực tế chỉ phát sinh khi đến hạn thanh toán vốn và lãi vay theo HĐ tín dụng (nhưng tại thời điểm đó lại hết thời hạn của HĐ bảo lãnh). Có khả năng việc ký kết 2 HĐ này là do xếp đặt trước và có yếu tố không trung thực.

        Khoản 4 Điều 371 BLDS đề cập về các trường hợp chấm dứt việc bảo lãnh có quy định: chấm dứt việc bảo lãnh theo sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, theo quy định thì hết thời hạn bảo lãnh theo HĐ bảo lãnh thì bên bảo lãnh không còn nghĩa vụ về việc bảo lãnh nữa. 

        Ở đây nếu mình lý luận điều khoản về thời hạn bảo lãnh (6 tháng) trái với quy định pháp luật thì cũng không hẳn, vì đó là sự đồng thuận giữa bên bảo lãnh và ngân hàng mà (trường hợp này ngân hàng bị sai sót). Chỉ có thể xem và viện dẫn HĐ tín dụng là HĐ chính và HĐ bảo lãnh là HĐ đính kèm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo HĐ chính là thuận lợi nhất. Điểm mạnh nghiêng về phía ngân hàng trong vụ kiện này. Tuy nhiên phải chờ phán quyết của Tòa.

        Vài ý trao đổi. Thân.

    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 21/01/2011 06:04:02 PM

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #80568   22/01/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Xin cảm ơn những ý kiến góp ý của các bạn.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |