Xác định quan hệ pháp luật: chủ thể, khách thể, nội dung thừa kế của bản án sau đây:
Nguyên đơn: Cụ Nguyễn Văn Lạc sinh năm 1917; trú tại: Số 69, đường Ái Mộ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội; uỷ quyền cho bà Ngô Thị Sửu; trú tại số 63, phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đại diện (văn bản ủy quyền ngày 15/8/2007).
Bị đơn: Ông Nguyễn Quang sinh năm 1937; trú tại số 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Nguyễn Khánh sinh năm 1947; trú tại: 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
2. Ông Đỗ Kim Tiến sinh năm 1957; trú tại 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Ông Đỗ Quang Thành sinh năm 1953; trú tại 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
4. Ông Đặng Văn Nghĩa sinh năm 1959; trú tại 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
5. Ông Nguyễn Xuân Mai sinh năm 1948, uỷ quyền cho bà Trần Thị Hoài Minh; trú tại phòng số 2, nhà B14, tập thể Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội.
6. Bà Đào Thị Lợi sinh năm 1955; trú tại 500 phố Tiền An, thị xã Bắc Ninh, Bắc Ninh.
7. Ông Nguyễn Minh Ngọc sinh năm 1941; trú tại 49, ngõ 155 đường Nguyễn Khang, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
8. Ông Lê Tòng sinh năm 1942; trú tại ngõ 189, ngách 82, số 1 phường Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
9. Ông Trịnh Đông A sinh năm 1939; trú tại P314, nhà A3, tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Uỷ quyền cho bà Đinh Thị Bích Mai đại diện theo văn bản uỷ quyền ngày 04/5/2006.
10. Ông Nguyễn Ngọc Mỡi sinh năm 1940; trú tại số 8, ngách 165/48 đường Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
11. Bà Trần Thị Minh Hải sinh năm 1958; trú tại số 52, ngõ 4, phố Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội.
12. Bà Hoàng Thị Kim Tuyến sinh năm 1950; trú tại số 23, ngõ 81, phố Láng Hạ, phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội do bà Đinh Thị Bích Mai đại diện theo văn bản uỷ quyền ngày 13/12/2005.
13. Bà Lưu Thị Duyên sinh năm 1937, uỷ quyền cho bà Nguyễn Thị Mai.
14. Ông Nguyễn Anh Tuấn sinh năm 1961, uỷ quyền cho ông Quang.
15. Ông Nguyễn Anh Bảo sinh năm 1964, uỷ quyền cho ông Quang.
16. Bà Trần Thị Uyển sinh năm 1944, uỷ quyền cho ông Khánh.
17. Bà Nguyễn Thị Gái sinh năm 1940, uỷ quyền cho ông Tuyến.
18. Ông Nguyễn Tuyến sinh năm 1940.
19. Bà Nguyễn Thị Khánh Vân.
Bà Duyên, anh Tuấn, anh Bảo, bà Uyển, bà Gái, ông Tuyến, ông Khánh, bà Vân cùng trú tại số 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
20. Ông Trần Nguyệt Chương sinh năm 1938; trú tại Hát Gieng, Yến Lạc, Na Rì, Bắc Cạn.
21. Ông Trần Ngọc Huy (tức Nguyệt Huy) sinh năm 1940; trú tại 57/70 đường Trường Chinh, phường Hạ Long, Nam Định.
22. Bà Trần Thị Phượng sinh năm 1944;
23. Ông Trần Nguyệt Thăng sinh năm 1946;
24. Ông Trần Nguyệt Bình sinh năm 1957;
Bà Phượng, ông Thăng, ông Bình cùng trú tại 362 Nguyễn Bính, phường Trần Quang Khải, Nam Định.
25. Bà Trần Thị Phương sinh năm 1949; trú tại tổ 78 (số mới: 15/18 xóm 1, xã Mỹ Trọng, tổ 41), Trường Thi, Nam Định.
26. Bà Trần Thị Hường sinh năm 1953; trú tại 21c Thống Nhất, phường Thống Nhất, Nam Định.
Ông Chương, ông Huy, bà Phượng, ông Thăng, ông Bình, bà Phương, bà Hường đều uỷ quyền cho bà Ngô Thị Sửu.
27. Ông Đinh Quang Vinh sinh năm 1936;
28. Ông Đinh Minh Hiển sinh năm 1956;
29. Bà Đinh Bích Hạnh sinh năm 1957;
30. Ông Đinh Quang Hùng sinh năm 1958;
31.Bà Đinh Thi Ngọc Bích sinh năm 1959;
Ông Vinh, ông Hiển, bà Hạnh, ông Hùng, bà Bích cùng trú tại 95b Võ Thị Sáu, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
32. Ông Trần Chu Miên sinh năm 1931;
33. Bà Trần Thị Bình sinh năm 1954;
34. Ông Trần Chu Đạt sinh năm 1961;
Ông Miên, bà Bình, ông Đạt cùng trú tại 371 Tây Sơn, phường Ngã Tư sở, Hà Nội.
35. Bà Trần Thị Thanh sinh năm 1952; trú tại 373 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, Hà Nội.
36. Ông Trần Chu Thịnh; trú tại 12, ngõ 18, đường Láng, phường Ngã Tư Sở, Hà Nội.
37. Bà Trần Thị Dung sinh năm 1963; trú tại 162, phòng 16, phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội.
38. Ông Trần Chu Miêng (tức Hải) sinh năm 1959; trú tại K14, P105, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Ông Miên và các ông, bà Bình, Đạt, Thanh, Dung, Miêng (tức Hải) đều uỷ quyền cho ông Thịnh.
39. Bà Ngô Thị Mùi sinh năm 1942; trú tại 47 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
40. Bà Ngô Thị Sửu sinh năm 1949; trú tại 63 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
41. Bà Ngô Thị Khiêm sinh năm 1954; trú tại tổ 91 phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội.
42. Ông Ngô Viết Hùng sinh năm 1952; trú tại 39B, tổ 2, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
43. Ông Ngô Quốc Dũng sinh năm 1955; trú tại đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.
44. Ông Ngô Viết Kha sinh năm 1941; trú tại A8, Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
45. Ông Ngô Viết Hoè sinh năm 1945; trú tại tổ 41, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội.
Các ông bà Mùi, Khiêm, Hùng, Dũng, Kha, Hoè đều uỷ quyền cho bà Ngô Thị Sửu.
46. Ông Trần Đức Minh sinh năm 1966; trú tại 40 ngõ 53 phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
47. Ông Nguyễn Đức Quy sinh năm 1958; trú tại 106 phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
48. Ông Nguyễn Huy Phúc (tức Nguyễn Huy Cơ) sinh năm 1962; trú tại 111 phố Cự Lộc, phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
49. Ông Hà Thế Truyền sinh năm 1949; trú tại 292 phố Huế, Hà Nội.
50. Ông Vũ Hữu Nghị; trú tại 21 Đặng Dung, Hà Nội.
51. Bà Nguyễn Thị Tuân sinh năm 1960; trú tại 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
52. Ông Bùi Văn Thuyết sinh năm 1955; trú tại 171 đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
53. Bà Đinh Kim Thịnh sinh năm 1976; trú tại 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
54. Bà Nguyễn Thị Yến sinh năm 1953; trú tại 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
55. Ông Nguyễn Văn Tin sinh năm 1947; trú tại 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
56. Bà Hoàng Thị La (vợ ông Bảo) sinh năm 1960; trú tại số 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tại đơn khởi kiện ngày 15/9/1994 và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là cụ Nguyễn Văn Lạc (do bà Nguyễn Thị Sửu đại diện theo ủy quyền) trình bày:
Cố Nguyễn Văn Lộc có hai vợ, vợ cả là cố Nguyễn Thị Ngọ, vợ hai là cố Quan Thị Thìu; Cố Lộc và cố Ngọ có ba người con chung là cụ Nguyễn Tộ, cụ Nguyễn Thị Toán, cụ Nguyễn Thị Tính. Cố Lộc và cụ Thìu có 01 người con chung là cụ Nguyễn Văn Lạc. Cố Lộc chết năm 1942, cố Ngọ chết năm 1917, cố Thìu chết năm 1960 đều không để lại di chúc.
Cụ Tộ chết năm 1988, có vợ là cụ Bính chết năm 1952, có 06 người con là các ông bà Nguyễn Quang, Nguyễn Tuyến, Nguyễn Khánh, Nguyễn Thị Khánh Vân, Nguyễn Thị Giao Thảo (chết năm 1982) có chồng là ông Trần Chu Miên có 6 người con là các anh chị Trần Thị Thanh, Trần Thị Bình, Trần Chu Đạt, Trần Chu Thịnh, Trần Chu Miêng (tức Hải); Nguyễn Thị Hiền (chết năm 1962) có chồng là ông Đinh Quang Vinh và có 04 người con là các anh chị Đinh Minh Hiển, Đinh Quang Hùng, Đinh Bích Hạnh và Đinh Thị Ngọc Bích.
Cụ Toán chết năm 1991 có chồng là cụ Ngô Văn Trụ (chết năm 2000) có 7 người con là các ông bà Ngô Viết Kha, Ngô Thị Mùi, Ngô Viết Hoè, Ngô Thị Sửu, Ngô Viết Hùng, Ngô Thị Khiêm và Ngô Quốc Dũng.
Cụ Tính chết năm 2004 có chồng là cụ Trần Nguyệt Khuê (chết năm 1975) có 07 người con là các ông bà Trần Nguyệt Chương, Trần Ngọc Huy (tức Nguyệt Huy), Trần Thị Phượng, Trần Nguyệt Thăng, Trần Thị Phương, Trần Thị Hường và Trần Nguyệt Bình.
Về tài sản: Cố Lộc có thửa đất số 16 và thửa đất số 19 tại làng Cự Lộc, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là số 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội). Trên đất có một nhà thờ 05 gian, vườn, ao. Năm 1942 cố đi tản cư. Năm 1952 trở về thì nhà thờ bị phá hỏng chỉ còn nền móng nhà nên cụ Tộ (đại diện cho gia đình) thuê cụ Cai Minh trông coi.
Năm 1952 cụ Tộ bán đất ruộng (ở thửa đất khác) để lấy tiền sửa nhà thờ và trả dần tiền thuê cụ Cai Minh. Trong thời gian trông coi, cụ Cai Minh đã cho hai con trai là ông Đỗ Kim Tiến và ông Đỗ Quang Thành làm nhà ở trên nền nhà thờ cũ của cố Lộc.
Năm 1960 cụ Tộ đứng tên kê khai trong sổ mục kê của xã Nhân Chính toàn bộ diện tích đất trên. Năm 1971 cụ Tộ về ở trên nhà đất này.
Năm 1974 cụ Tộ bán khoảng 56m2 đất cho ông Tẩm (nay là nhà bà Tuyết Thỉnh ở). Năm 1976 cụ Tộ làm nhà 04 gian cấp 4 để ở và làm nơi thờ cúng. Tiền làm nhà lấy từ tiền bán ruộng còn lại và tiền bán đất cho ông Tẩm.
Các năm 1985, 1987 cụ Tộ gọi cụ Lạc, cụ Toán về ở nhưng chỉ có cụ Toán về, cụ Toán bồi thường hoa màu cho ông Thành, ông Tiến (con cụ Cai Minh) 400.000 đồng để lấy khoảng 200m2 đất làm nhà, hiện nay ông Hùng con cụ Toán đang ở.
Năm 1988 cụ Tộ chết thì ông Quang con trai trưởng của cụ Tộ quản lý phần đất còn lại. Quá trình quản lý, ông Quang đã nhiều lần bán đất cho ông Nguyễn Đức Quy, bà Hoàng Thị Kim Tuyến và ông Vũ Hữu Nghị (sau khi mua đất của ông Quang, ông Quy đã san lấp và bán lại cho những người khác).
Do cố Lộc chết không để lại di chúc nên cụ Lạc yêu cầu chia thừa kế toàn bộ tài sản của cố Lộc (riêng phần đất cụ Tộ đã bán không yêu cầu chia). Đối với những phần đất ông Quang đã bán cụ Lạc đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật.
Bị đơn là ông Nguyễn Quang trình bày:
Năm 1960 cụ Tộ đứng tên thửa đất số 16 trong sổ địa chính, nên thửa đất này của cụ Tộ. Cụ Tộ được cố Lộc cho đất như thế nào thì ông không biết. Căn nhà cấp 4 trên đất do ông bỏ tiền ra làm (chứ không phải lấy từ tiền bán thửa đất số 19 để làm nhà). Sau khi cụ Tộ chết, ông quản lý, sử dụng thửa đất trên của cụ Tộ.
Về việc chuyển nhượng đất ao và vườn như sau:
Ngày 11-3-1991, các anh em trong gia đình gồm ông Khánh và ông Tuyến đã lập giấy ủy quyền cho ông bán ao. Ngày 24-3-1991 ông đã chuyển nhượng cho ông Quy khoảng 700m2 đất ao (không đo cụ thể) với giá 7 lượng vàng. Trong 7 lượng vàng này, ông chia cho ông Khánh 1,6 lượng vàng; chia cho ông Tuyến 5 chỉ; chia cho bà Vân 03 chỉ; biếu cụ Lạc 6 chỉ (những người nhận vàng đều có biên nhận).
Năm 1993, ông chuyển nhượng cho ông Hoàng Văn Nghiên, bà Hoàng Kim Tuyến và ông Vũ Hữu Nghị khoảng 485m2 đất được số tiền là 63 lượng vàng. Trong số vàng này ông đưa cho ông Tuyến 9 lượng, ông Khánh 8 lượng, bà Vân 4,5 lượng, cụ Lạc 1 lượng, những người nhận vàng đều ký biên nhận. Ông không đồng ý chia thừa kế.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Ông Nguyễn Tuyến, ông Nguyễn Khánh và bà Nguyễn Khánh Vân (là con của cụ Tộ) trình bày: Năm 1991, ông Quang chuyển nhượng đất ao cho ông Quy. Đến năm 1993, ông Quang chuyển nhượng đất vườn cho ông Nghị, ông Nghiên, bà Tuyến; các ông bà có nhận vàng do ông Quang đưa như ông Quang đã khai. Do đó, các ông bà yêu cầu giải quyết theo pháp luật đối với yêu cầu của nguyên đơn.
- Các con của bà Thảo (bà Thảo là con cụ Tộ); các con của cụ Toán, cụ Tính và các con của bà Hiền (bà Hiền là con cụ Tộ) yêu cầu được chia thừa kế bằng hiện vật.
- Ông Nguyễn Đức Quy trình bày: Năm 1991 ông nhận chuyển nhượng của ông Quang khoảng 700m2 đất ao (không đo đạc). Sau đó, ông san lấp ao và chuyển nhượng cho ông Tòng (2 lần) 385m2; chuyển nhượng cho ông Mai 80m2; chuyển nhượng cho bà Hải 160m2; cho ông Minh khoảng 70m2 (ông Minh đã bán lại cho ông Mỡi).
+ Ông Lê Tòng trình bày: Năm 1991 ông mua đất của ông Quy 2 lần (lần 1 khoảng 300m2, lần 2 khoảng 85m2). Khi đó, hai bên có đo đạc nhưng không chính xác; giá 1 chỉ/2,6m2. Sau đó, ông chuyển nhượng cho ông Hà Thế Truyền 85m2; ông Truyền chuyển nhượng lại cho ông Nguyễn Huy Phúc (tức Cơ); ông Phúc chuyển nhượng lại cho bà Đào Thị Lợi; bà Lợi chuyển nhượng tiếp cho ông Bùi Văn Thuyết. Ông yêu cầu Toà bảo vệ quyền lợi cho ông.
+ Ông Hà Thế Truyền, bà Đào Thị Lợi, ông Bùi Văn Thuyết yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật.
+ Ông Nguyễn Huy Phúc trình bày: Năm 1990 ông mua của ông Nguyễn Tuyến (em ông Quang) 95m2 đất và mua của ông Quang 36m2 lối đi. Năm 1994 ông mua tiếp 85m2 của ông Truyền. Sau đó ông bán cho ông Nguyễn Minh Ngọc 100m2 (sau này ông Ngọc bán cho anh Đặng Văn Nghĩa); Năm 1994 ông bán cho bà Đào Thị Lợi 85m2 (sau này bà Lợi bán cho ông Thuyết).
+ Ông Nguyễn Minh Ngọc yêu cầu giải quyết theo pháp luật.
+ Anh Đặng Văn Nghĩa trình bày: Năm 1992 anh mua nhà trên diện tích 93m2 đất của ông Ngọc với giá 72 chỉ vàng. Yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho anh.
+ Bà Trần Thị Minh Hải trình bày: Năm 1993 bà mua của ông Quy 160m2, giá 2,65 chỉ/1m2, cộng là 424 chỉ, việc mua bán có chính quyền địa phương xác nhận. Yêu cầu được hợp pháp hóa việc chuyển nhượng.
+ Ông Trần Đức Minh trình bày: Khoảng năm 1990 ông Quy cho ông khoảng 62m2 đất (không làm giấy tờ); sau đó ông làm nhà 2 tầng và bán cho ông Nguyễn Ngọc Mỡi.
+ Ông Nguyễn Ngọc Mỡi trình bày: Tháng 12/1992 ông mua của ông Trần Đức Minh căn nhà 2 tầng trên 76m2 đất, giá 25 lạng vàng. Yêu cầu được hợp pháp hóa căn nhà vì việc mua bán ngay thẳng.
+ Ông Nguyễn Xuân Mai trình bày: Tháng 2 năm 1993 ông Mai nhận chuyển nhượng 80m2 đất của ông Quy (đo thực tế 76m2 đất); khi mua, trên đất có căn nhà tạm nhưng ông Mai đã tháo dỡ, hiện nay chưa làm nhà, chỉ xây tường bao quanh. Yêu cầu bảo vệ quyền lợi của ông.
- Bà Hoàng Thị Kim Tuyến trình bày: Năm 1991, bà mua căn nhà cấp 4 của ông Quang trên 200m2 đất (trong đó 100m2 do bà đứng tên; 100m2 còn lại do anh trai là ông Hoàng Văn Nghiên đứng tên mua hộ). Bà đề nghị Toà án bảo vệ quyền lợi cho bà.
- Ông Vũ Hữu Nghị trình bày: Khoảng tháng 5/1993, ông có mua khoảng 200m2 đất vườn của ông Quang. Năm 1994 ông nhượng lại cho ông Trịnh Đông A. Yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Đông A.
+ Ông Trịnh Đông A trình bày: Tháng 1/1994 ông mua của ông Vũ Hữu Nghị 1 căn nhà cấp 4 trên diện tích 188m2. Yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho ông và được hợp pháp hóa phần nhà đất này vì việc mua bán giữa ông và ông Nghị là ngay tình.
- Ông Đỗ Kim Tiến và ông Đỗ Quang Thành (hai người con của cụ Cai Minh) trình bày: Cụ Cai Minh được cụ Tộ cho ở trên đất của cố Lộc từ khoảng năm 1950, thỉnh thoảng cụ Tộ mới về thăm nhà cửa và đưa tiền cho cụ Cai Minh. Đến năm 1971, cụ Tộ mới về ở và quản lý đất; gia đình cụ Cai Minh trả lại đất cho gia đình cụ Tộ và chỉ giữ lại đất ở và khoảng 300m2 đất vườn. Sau khi cụ Cai Minh chết, các ông vẫn ở lại đất này. Năm 1988, cụ Tộ yêu cầu các ông nhường lại 150m2 đất cho cụ Toán; các ông nhận của gia đình cụ Toán 400.000 đồng tiền bồi thường hoa màu. Các ông đang sử dụng khoảng 200m2 đất và không có chỗ ở nào khác. Yêu cầu được tiếp tục ở lại trên phần nhà đất các ông đã làm nhà.
Tại Quyết định đình chỉ vụ án số 70/QĐ-ĐC ngày 28/12/1995, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định: Đình chỉ việc giải quyết vụ án vì tại phiên toà cụ Nguyễn Văn Lạc, cụ Nguyễn Thị Tính, bà Ngô Thị Sửu rút đơn khởi kiện.
Bà Ngô Thị Sửu kháng cáo.
- Tại bản án số 123/DSPT ngày 09/10/1996, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định huỷ quyết định số 70/DSST ngày 28/12/1995 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, giao hồ sơ về Toà án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết sơ thẩm lại.
- Tại bản án dân sự sơ thẩm số 05/DSST ngày 11/3/1998, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định (tóm tắt):
...Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn về di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn Lộc là quyền sử dụng thửa đất số 16tờ bản đồ số 1 thôn cự Chính, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội, có diện tích theo sổ là 2.800m2 (đo thực tế là 2.516,57m2) cho các thừa kế của cụ Nguyễn Văn Lộc.
...Huỷ hợp đồng mua bán đất giữa ông Nguyễn Quang với ông Nguyễn Đức Quy, giữa ông Nguyễn Quang với bà Hoàng Kim Tuyến và giữa ông Nguyễn Quang với ông Vũ Hữu Nghị; Huỷ tất cả các hợp đồng mua bán đất khác đối với ông Nguyễn Đức Quy và ông Vũ Hữu Nghị; Không giải quyết trong vụ kiện đối với những trường hơp mua đi bán lại đất tại tổ 2, phường Thượng Đình và tách ra để giải quyết bằng vụ kiện khác khi đương sự có yêu cầu đòi tiền do bị huỷ hợp đồng.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí.
Ông Quang và một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo.
- Tại bản án số 60/DSPT ngày 15/5/1999, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định hủy án sơ thẩm, giao cho UBND quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giải quyết theo thẩm quyền.
Sau khi xét xử phúc thẩm, nguyên đơn khiếu nại bản án phúc thẩm.
- Tại quyết định kháng nghị số 05/DS-TK ngày 13/2/2001, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đấ kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 60/DSPT ngày 12/5/1999 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.
- Tại quyết định giám đốc thẩm số 10/ƯBTP-DS ngày 18/7/2001, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao quyết định: Huỷ bản án số 60/DSPT ngày 12/5/1999 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội, giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội giải quyết lại vụ án.
- Tại bản án số 103/DSPT ngày 12/6/2002, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định: Giữ nguyên quyết định của bản án dân sự sơ thẩm số 05/DSST ngày 11/3/1998 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Quang và nhũng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khiếu nại.
- Tại quyết định kháng nghị số 78/KN-VKSTC-V5 ngày 13/6/2003 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định: Kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 103/DSPT ngày 12/6/2002 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội;
- Tại Quyết định số 27/HĐTP-DS ngày 26/8/2003, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã quyết định: Huỷ bản án số 103/DSPT ngày 12/6/2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án sơ thẩm số 05/DSST ngày 11/3/1998 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Giao hồ sơ vụ án về Toà án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.
- Tại bản án số 49/DSST ngày 28/10/2004, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định (tóm tắt): Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế thửa đất số 16 tờ bản đồ số 1 lập năm 1960 có diện tích đo thực tế là 2.606,6m2. Ghi nhận sự tự nguyện của các đồng thừa kế không yêu cầu chia thừa kế đối với phần đất cụ Tộ đã bán hiện nay gia đình bà Tuyết (Thỉnh) và phần ngõ đi vào nhà ông Khánh, do vậy di sản thừa kế của cố Lộc để lại là 2.525,13m2.
Cố Lộc không để lại di chúc nên chia thừa kế theo pháp luật (có chia hiện vật cụ thể).
Về các hợp đồng mua bán đất: Hủy tất cả các hợp đồng mua bán và có giải quyết hậu quả của họp đồng vô hiệu.
Ông Quang, ông Khánh và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo.
- Tại bản án phúc thẩm số 84/DSPT ngày 22/4/2005, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định: Huỷ toàn bộ bản án dân sự số 49/DSST ngày 27, 28/10/2004 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.
Lý do hủy: Cần xem xét đất của dòng họ Nguyễn hay của vợ chồng cố Lộc. Việc hủy toàn bộ các hợp đồng chuyển nhượng đất là chưa đủ căn cứ.
- Tại bản án dân sự sơ thẩm số 64/2006/DSST ngày 20/12/2006, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định (tóm tắt) như sau:
Xấc định di sản thừa kế của cố Nguyễn Văn Lộc là 2.525,13m2 đất, trị giá 49.551.200.000 đồng.
Ghi nhận sự tự nguyện của cụ Lạc do bà Sửu đại diện không yêu cầu chia thừa kế tại thửa 19; số tiền cụ Tộ bán ruộng năm 1952 và giá trị nền móng nhà cũ trên thửa đất số 16 tờ bản đồ số 1 lập năm 1960.
Xác định thời điểm mở thừa kế của cụ Lộc năm 1942 khi cụ Lộc mất.
Xác định cụ Nguyễn Thị Ngọ mất năm 1917 nên không được hưởng thừa kế của cụ Lộc.
Chia thừa kế theo pháp luật cho các thừa kế:
- Trích công sức cho cụ Tộ bằng 1/2 kỷ phần thừa kế.
- Chia giá tri theo pháp luật cho 5,5 kỷ phần thừa kế mỗi kỷ phần thừa kế được hưởng là: 49.513.958.000 đồng : 5,5 kỷ phần = 9.002.537.818 đồng.
-1/2 kỷ phần thừa kế là: 4.501.268.909 đồng.
Chia giá trị cho các thừa kế:
+ Cụ Lạc được hưởng 2 kỷ phần thừa kế là 18.005.075.636 đồng.
+ Cụ Tộ được hưởng 1 kỷ phần thừa kế và 1/2 kỷ phần thừa kế thanh toán công sức là 13.503.806.727 đồng, do các thừa kế của cụ Tộ được nhận thừa kế chuyển tiếp.
+ Cụ Toán được hưởng 01 kỷ phần thừa kế là 9.002.537.818 đồng do các thừa kế của cụ Toán được nhận thừa kế chuyển tiếp.
+ Cụ Tính được hưởng 01 kỷ phẩn thừa kế là 9.002.537.818 đồng, do các thừa kế của cụ Tính được nhận thừa kế chuyển tiếp.
Chia hiện vật cho các thừa kế: Cụ Lạc được chia 834,66m2 đất; các thừa kế của cụ Tộ là ông Quang, ông Tuyến, ông Khánh, bà Vân, các thừa kế của bà Hiền, bà Thảo vào các diện tích đất hiện ông Quang, ông Khánh, ông Tuyến... đang sử dụng; chia cho các thừa kế của cụ Tính là 380,19m2; chia cho các thừa kế của cụ Toán 402,62m2. (Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về thanh toán chênh lệch tài sản và chia phần thừa kế của cụ Tộ cho các thừa kế của cụ Tộ).
7. Huỷ tất cả các hợp đồng mua bán đất tại thửa đất số 16 nói trên do tất cả các hợp đồng nêu trên đều vô hiệu; đồng thời Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết hậu quả của các hợp đồng vô hiệu.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí.
Sau khi xử sơ thẩm, ông Nguyễn Quang, ông Nguyễn Khánh, ông Đỗ Quang Thành và ông Đỗ Kim Tiến, ông Đặng Văn Nghĩa, ông Nguyễn Xuân Mai, bà Đào Thị Lợi, ông Nguyễn Minh Ngọc, ông Lê Tòng, ông Trịnh Đông A, bà Hoàng Thị Kim Tuyến, bà Trần Thị Minh Hải và ông Nguyễn Xuân Mỡi kháng cáo.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 192/2008/DSPT ngày 15/10/2008, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:
I- Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của ông Lê Tòng, ông Trịnh Đông A, ông Nguyễn Minh Ngọc, bà Đào Thị Lợi. Tiền tạm ứng án phí kháng cáo sung quỹ nhà nước.
II- Không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Quang, ông Nguyễn Khánh, ông Đặng Quang Thành, ông Đặng Văn Nghĩa, ông Nguyễn Xuân Mai, ông Nguyễn Ngọc Mỡi, bà Trần Thị Minh Hải và bà Hoàng Thị Kim Tuyến (ông Nguyễn Hữu Chủ), giữ nguyên bản án dân sư sơ thẩm, như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế của cụ Nguyễn Văn Lạc do bà Ngô Thị Sửu đại diện đối với ông Nguyễn Quang tại thửa đất số 16 tờ bản đồ số 1 được lập năm 1960, nay là 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
2. Xác định thửa đất số 16 tờ bản đồ số 1 lập năm 1960 tại thôn Cự Chính, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội, nay là 39B, tổ 2, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, có diện tích đo thực tế là 2.606,6m2 đất thuộc di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn Lộc để lại.
Ghi nhận sự tự nguyện của các đồng thừa kế không yêu cầu chia thừa kế tại diện tích đất ông Tạo, ông Thuận, ông Tặng con bà Đoàn Thị Tuyết (Thỉnh) đang ở do bà Tuân đại diện có diện tích 65,57m2 đất ở và 16,1m2 đất ngõ từ nhà ông Khánh vào.
Do vậy, di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn Lộc để lại là 2.525,13m2 đất, có giá trị sử dụng đất là 49.551.200.000 đồng.
Ghi nhận sự tự nguyện của cụ Lạc do bà Sửu đại diện không yêu cầu chia thừa kế tại thửa 19 tờ bản đồ số 1 lập năm 1960, số tiền cụ Tộ bán ruộng năm 1952 và giá trị nền móng nhà cũ trên thửa đất số 16 tờ bản đồ số 1 lập năm 1960.
Xác định ngõ đi chung vào nhà ông Khánh, nhà các thừa kế của cụ Toán và nhà ông Tạo, ông Thuận, ông Tặng con bà Tuyết (Thỉnh) đang ở có diện tích là 44,76m2. Trong đó đoạn ngõ từ ngoài đường vào đến cổng nhà ông Khánh cố diện tích là 28,66m2 có giá trị là 576.000.000 đồng, ông Khánh, các thừa kế của cụ Toán và chị Tuân đại diện cho ông Tạo, ông Thuận, ông Tặng cùng phải có trách nhiệm thanh toán giá trị ngõ đi chung này. Mỗi người phải chịu 113 giá trị ngõ đi chung là 192.000.000 đồng.
Ghi nhận sự tự nguyện của các thừa kế không yêu cầu các con bà Tuyết (Thỉnh) do bà Tuân đại diện phải thanh toán giá trị ngõ đi chung từ cổng nhà ông Khánh vào đến đất ông Tạo, ông Thuận, ông Tặng đang ở cố diện tích 16,1m2.
3. Xác định thời điểm mở thừa kế của cụ Lộc năm 1942 khi cụ Lộc mất.
4. Xác định cụ Lộc không để lại di chúc nên di sản thừa kế được chia theo pháp luật.
Xác định cụ Nguyễn Thị Ngọ mất năm 1917 nên không được hưởng thừa kế của cụ Lộc.
5. Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Nguyễn Văn Lộc gồm:
5.1. Cụ Quan Thị Thìu (mất năm 1960) nên cụ Lạc được hưởng thừa kế.
5.2. Cụ Nguyễn Tộ (mất năm 1988) nên 06 người con là ông Nguyễn Quang, ông Nguyễn Khánh, ông Nguyễn Tuyến, bà Nguyễn Thị Khánh Vân, bà Nguyễn Thị Hiền (mất năm 1962), bà Nguyễn Thị Giao Thảo (mất nấm 1982) được hưởng thừa kế chuyển tiếp.
- Bà Hiền mất năm 1962 nên chồng là ông Đinh Quang Vinh và 04 người con là ông Đinh Minh Hiển, ông Đinh Quang Hùng, bà Đinh Thị Bích Hạnh và bà Đinh Ngọc Bích được hưởng thừa kế.
- Bà Thảo mất năm 1982 nên chồng là ông Trần Chu Miên cùng 06 người con là bà Trần Thị Thanh, bà Trần Thị Bình, ông Trần Chu Thịnh, ông Trần Chu Miêng (tức Hải), ông Trần Chu Đạt và bà Trần Thị Dung do ông Thịnh đại diện được hưởng thừa kế.
5.3. Cụ Nguyễn Thị Toán (mất năm 1991), chồng là cụ Ngô Vãn Trụ (mất năm 2000) nên 07 người con của cụ Toán là bà Ngô Thị Sửu, ông Ngô Viết Kha, ông Ngô Viết Hoè, bà Ngô Thị Mùi, bà Ngô Thị Khiêm, ông Ngô Viết Hùng, ông Ngô Quốc Dũng do bà Sửu đại diện được hưởng thừa kế.
5.4. Cụ Nguyễn Thị Tính (mất năm 2004), chồng là cụ Trần Nguyệt Khuê (mất năm 1975) nên 07 người con của cụ Tính là ông Trần Nguyệt Chương, ông Trần Ngọc Huy, ông Trần Nguyệt Thăng, ông Trần Nguyệt Bình, bà Trần Thị Phương, bà Trần Thị Phượng, bà Trần Thị Hường được hưởng thừa kế.
5.5. Cụ Nguyễn Văn Lạc.
6. Chia thừa kế theo pháp luật cho các thừa kế:
- Trích công sức cho cụ Tộ bằng 1/2 kỷ phần thừa kế.
- Chia giá trị theo pháp luật cho 5,5 kỷ phần thừa kế mỗi kỷ phần thừa kế được hưởng là: 49.513.958.000 đồng : 5,5 kỷ phần = 9.002.537.818 đồng.
-112 kỷ phần thừa kế là: 4.501.268.909 đồng.
• Chia giá trị cho các thừa kế:
+ Cụ Lạc được hưởng 2 kỷ phần thừa kế là 18.005.075.636 đồng.
+ Cụ Tộ được hưởng 1 kỷ phần thừa kế và 1/2 kỷ phần thừa kế thanh toán công sức là 13.503.806.727 đồng, do các thừa kế của cụ Tộ được nhận thừa kế chuyển tiếp.
+ Cụ Toán được hưởng 01 kỷ phần thừa kế là 9.002.537.818 đồng do các thừa kế của cụ Toán được nhận thừa kế chuyển tiếp.
+ Cụ Tính được hưởng 01 kỷ phần thừa kế là 9.002.537.818 đồng, do các thừa kế của cụ Tính được nhận thừa kế chuyển tiếp.
Ghi nhận sự tự nguyện của bà Sửu đại diện cho các thừa kế của cụ Toán không yêu cầu thanh toán 400.000 đồng tiền thanh toán trả hoa màu cho ông Tiến, ông Thành.
• Chia hiện vật cho các thừa kế:
+ Chia cho cụ Lạc do bà Sửu đại diện vào các diện tích đất nhà ông Tiến, ông Thành đang ở có diện tích là 291,77m2, cùng với diện tích đất ông Tòng quản lý là 316,74m2 và diện tích ông Đông A quản lý là 226,15m2. Có tổng diện tích là 834,66m2 đất có giá trị sử dụng đất là 17.148.150.000 đồng.
So với kỷ phần thừa kế được hưởng còn thiếu 858.925.636 đồng sẽ do các thừa kế khác thanh toán.
+ Chia cho các thừa kế của cụ Tộ là ông Quang, ông Khánh, ông Tuyến, bà Vân, các thừa kế của bà Hiền, các thừa kế của bà Thảo do ông Thịnh đại diện vào các diện tích đất hiện ông Quang, ông Khánh, ông Tuyến, anh Bảo, ông Nghĩa đang quản lý sử dụng.
+ Chia cho các thừa kế của cụ Tính là ông Chương, ông Thăng, ông Bình, ông Huy, bà Phương, bà Phượng, bà Hương do bà Sửu đại diện vào các diện tích đất bà Tuyến đang quản lý 224,73m2, ông Thuyết đang quản lý 80,72m2, diện tích đất ông Mai quản lý 75,1m2. Cố tổng diện tích là 380,19m2 đất có giá trị sử dụng là 7.261.050.000 đồng so với kỷ phần thừa kế được hưởng còn thiếu 1.741.487.818 đồng sẽ do các thừa kế khác thanh toán.
+ Chia cho các thừa kế của cụ Toán là ông Hùng, ông Dũng, ông Kha, ông Hoè, bà Mùi, bà Khiêm, bà Sửu do bà Sửu đại diện vào các diện tích đất ông Hùng đang ở cố diện tích là 156,55m2, diện tích đất bà Hải đang quản lý là 169,26m2 cùng 1/3 ngõ đi chung với ông Khánh và các con ông bà Tuyết (Thỉnh). Có tổng diện tích là 402,62m2 đất (kể cả 1/3 ngõ đi chung) có giá trị sử dụng đất là 8.452.000.000 đồng.
So với kỷ phần thừa kế được hưởng còn thiếu 550.537.818 đồng sẽ do các thừa kế khác thanh toán.
Ghi nhận sự tự nguyện của cụ Lạc và các thừa kế của cụ Tính do bà Sửu đại diện tự mở lối đi trên diện tích đất được chia tại phần đất bà Tuyến, ông Đông A đang quản lý.
• Phần thừa kế của cụ Tộ được chia như sau:
- Xác định di sản của cụ Tộ để lại gồm 1 kỷ phần thừa kế của cụ Lộc và tiền thanh toán công sức duy trì bảo quản di sản của Lộc bằng 1/2 kỷ phần thừa kế, có tổng giá trị là: 13.503.806.727 đồng.
- Thời điểm mở thừa kế của cụ Tộ năm 1988 khi cụ Tộ mất. Xác định di chúc của cụ Tộ là không hợp pháp, nên di sản thừa kế được chia theo pháp luật.
- Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Tộ gồm: ông Quang, ông Tuyến, ông Khánh, bà Vân, bà Hiền, bà Thảo.
- Bà Hiền mất năm 1962 nên chồng là ông Vinh và các con là bà Hạnh, bà Bích, ông Hiển, ông Hùng được hưởng thừa kế.
- Bà Thảo mất năm 1982 nên chồng là ông Miên và các con là bà Bình, ông Đạt, bà Thanh, ông Thịnh, bà Dung, ông Mỉêng (tức Hải) do ông Thịnh đại diện được hưởng thừa kế.
- Chia giá trị cho 6 kỷ phần thừa kế, mỗi kỷ phần được hưởng là 2.250.634.454 đồng.
- Ghi nhận sự tự nguyên của các thừa kế của bà Hiền và các thừa kế của bà Thảo do ông Thịnh đại diện xin chia thừa kế bằng hiện vật chung vào một khối.
- Chia hiện vật như sau:
+ Chia cho ông Tuyến phần diện tích đất ông Tuyến đang quản lý là 115,75 m2 đất và 1/3 giá trị ngõ đi chung với các thừa kế của bà Thảo, bà Hiền có tổng trị giá là: 2.161.800.000 đồng.
So với kỷ phần thừa kế được hưởng còn thiếu 88.834.454 đồng sẽ do các thừa kế khác thanh toán.
+ Chia cho ông Khánh phần diện tích đất ông Khánh đang quản lý, sử dụng là 94,68m2 đất và 1/3 giá trị ngõ đi chung với các thừa kế của cụ Toán và các con của bà Tuyết, Thỉnh đang ở có tổng giá trị là 1.612.200.000 đồng.
So với kỷ phần thừa kế được hưởng, còn thiếu 638.434.454 đồng sẽ do các thừa kế khác thanh toán.
+ Chia cho bà Vân vào diện tích đất nhà ông Nghĩa đang quản lỷ sử dụng là 109,19m2 đất có giá trị sử dụng đất là 2.183.800.000 đồng. Trên đất có nhà mái bằng, bếp, bể, sân, khu phụ...
So với kỷ phần thừa kế bà Vân được hưởng còn thiếu 66.834.454 đồng sẽ do các thừa kế thanh toán.
+ Chia cho các thừa kế của bà Hiền và các thừa kế của bà Thảo do ông Thịnh đại diện được sở hữu, sử dụng 1 nhà cấp 4, cổng sắt, tường giáp nhà ông Khánh, tường giáp nhà ông Mỡi, bếp do ông Quang xây dựng trên diện tích đất là 164,63m2 đang do ông Quang quản lý. Có giá trị sử dụng đất là 2.469.450.000 đồng và 2/3 ngõ đi chung với nhà ông Tuyến có giá trị sử dụng đất là 851.166.667 đồng. Tổng cộng là 3.320.616.667 đồng.
So với kỷ phần thừa kế của bà Thảo, bà Hiền được hưởng còn thiếu 1.180.652.241 đồng sẽ do các thừa kế khác thanh toán.
Các thừa kế của bà Hiền, các thừa kế của bà Thảo do ông Thịnh đại diện được sở hữu các công trình xây trên đất và có trách nhiệm thanh toán giá trị xây dựng cho ông Quang số tiền là 48.499.000 đồng.
+ Chia cho ông Quang phần diện tích đất trên có nhà hai tầng, 01 bể chìm + bể lọc, nhà tắm, tường hoa, giếng khoan trên diện tích đất là 283,95m2, có giá trị sử dụng đất là 5.491.100.000 đồng, cùng với phần diện tích đất anh Bảo con ông Quang đang quản lý, sử dụng cố diện tích đất là 69,33m2 có giá trị sử dụng đất là 1.733.250.000 đồng. Tổng cộng ông Quang được chia 353,28m2 đất, có tổng giá trị sử dụng đất là 7.224.350.000 đồng.
So với kỷ phần thừa kế ông Quang được hưởng thì dư ra 4.973.715.546 đồng, ông Quang phải thanh toán lại cho các thừa kế khác.
Ranh giới giữa phần diện tích đất các thừa kế của bà Thảo và bà Hiền được chia với phần diện tích đất ông Quang được chia là đường thẳng nối từ đầu bờ tường hoa phía tường giáp nhà ông Khánh kéo tới bức tường ngăn giữa bếp và nhà tắm ông Quang xây.
+ Phần thanh toán giá trị chênh lệch cho các thừa kế:
- Bà Tuân đại diện cho ông Tạo, ông Tặng, ông Thuận phải thanh toán cho ông Khánh 192.000.000 đồng.
- Ông Quang phải thanh toán cho ông Khánh 446.434.454 đồng.
- Ông Quang phải thanh toán cho cụ Lạc do bà Sửu đại diện số tiền là 858.925.636 đồng; thanh toán cho các thừa kế của cụ Toán do bà Sửu đại diện số tiền là 1.741.487.818 đồng; thanh toán cho các thừa kế của cụ Toán do bà Sửu đại diện số tiền là: 550.537.818 đồng.
- Ông Quang phải thanh toán cho ông Tuyến 88.834.454 đồng, thanh toán cho bà Vân 66.834.454 đồng; thanh toán cho các thừa kế của bà Hiền và các thừa kế của bà Thảo do ông Thịnh đại diện số tiền 1.180.652.241 đồng.
7. Huỷ tất cả các hợp đồng mua bán đất tại thửa đất số 16 tờ bản đồ số 1 lập năm 1960 tại thôn Cự Chính, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội, nay là số 39B tổ 2 phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội giữa ông Nguyễn Quang với ông Nguyễn Đức Quy; giữa ông Nguyễn Quang với ông Vũ Hữu Nghị; giữa ông Nguyễn Quang với bà Hoàng Thị Kim Tuyến; giữa ông Nguyễn Đức Quy với ông Nguyễn Xuân Mai; giữa ông Quy với bà Trần Thị Minh Hải; giữa ông Quy với ông Lê Tòng; giữa ông Lê Tòng với ông Hà Thế Truyền; giữa ông Truyền với ông Nguyễn Huy Phúc (tức Nguyễn Huy Cơ); giữa ông Phúc với bà Đào Thị Lợi; giữa bà Lợi với ông Bùi Văn Thuyết; giữa ông Trần Đức Minh với ông Nguyễn Ngọc Mỡi; giữa ông Vũ Hữu Nghị với ông Trịnh Đông A; giữa ông Nguyễn Tuyến với ông Nguyễn Huy Phúc (tức Nguyễn Huy Cơ); giữa ông Phúc (tức Cơ) với ông Nguyễn Minh Ngọc; giữa ông Ngọc với ông Đặng Văn Nghĩa.
Do tất cả các hợp đồng nêu trên đều là giao dịch dân sự vô hiệu.
7.1. Buộc ông Lê Tòng, ông Trịnh Đông A phải trả lại các diện tích đất đã mua (ông Tòng trả diện tích 316,74m2 đất, ông Đông A trả diện tích 226,15m2 đất) tại thửa đất số 16 tờ bản đồ số 01 lập năm 1960 tại thôn Cự Chính, xã Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội, nay là 39B tổ 2 phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội cho cụ Nguyễn Văn Lạc do bà Sửu đại diện.
Ghi nhận sự tự nguyện của cụ Lạc do bà Sửu đại diện chỉ xin chia thừa kế theo phần vào diện tích đất ông Tiến, ông Thành đang ở là 291,77m2. Còn việc đòi quyền sử dụng đất và thanh toán vật liệu xây dựng xin được tự giải quyết. Nếu không tự giải quyết được sẽ xin khởi kiện thành vụ kiện dân sự khác.
7.2. Buộc ông Nguyễn Ngọc Mỡi, bà Trần Thị Minh Hải phải trả lại các diện tích đất đã mua (ông Mỡi trả 67,21m2 đất, bà Hải trả 169,26m2 đất) tại thửa đất số 16 tờ bản đồ số 1 lập năm 1960 tại thôn Cự Chính, xã Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội, nay là số 39B tổ 2 phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho các thừa kế của cụ Toán do bà Sửu đại diện.
7.3. Buộc bà Hoàng Thị Kim Tuyến, ông Nguyễn Xuân Mai (do bà Minh đại diện), ông Bùi Văn Thuyết phải trả lại các diện tích đất đã mua (bà Tuyến trả 224,37m2 đất; ông Mai (do bà Minh đại diện) trả 75,1m2 đất; ông Thuyết trả 80,72m2) tại thửa đất số 16 tờ bản đồ số 1 lập năm I960 tại thôn Cự Chính, xã Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội nay là 39B tổ 2 phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho các thừa kế của cụ Nguyễn Thị Tính do bà Sửu đại diện.
7.4. Buộc ông Đặng Văn Nghĩa phải trả lại diện tích đất đã mua là 109,19m2 đất tại thửa đất số 16 tờ bản đồ số 1 lập năm 1960 tại thôn Cự Chính, xã Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội nay là 39B tổ 2 phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho bà Nguyễn Thị Khánh Vân.
• Việc thanh toán giữa các hợp đồng mua bán đất như sau:
+ Buộc ông Quang phải thanh toán trả lại tiền bán đất ao cho ông Quy là 8.939.500.000 đồng. Trong đó cụ Lạc do bà Sửu đại diện phải trả thay ông Quang là 821.400.000 đồng, ông Tuyến phải trả thay ông Quang là 1.267.900.000 đồng, ông Khánh phải trả thay ông Quang là 2.571.350.000 đồng, bà Vân phải trả thay ông Quang là 696.450.000 đồng.
+ Buộc ông Quy phải thanh toán trả lại tiền bán đất cho ông Mai, ông Tòng, bà Hải với tổng số tiền là: 8.491.584.600 đồng.
Đối trừ số tiền ông Quang bồi thường thay ông Quy thì ông Quang còn phải thanh toán trả ông Quy là 447.915.400 đồng. Đối trừ số tiền những người phải thanh toán thay ông Quang, ông Quy như sau:
- Ông Tuyến phải thanh toán trả ông Tòng 1.267.900.000 đồng số tiền mua bán đất. Số còn lại 2.761.944.200 đồng ông Quang có trách nhiệm thanh toán trả ông Tòng.
- Cụ Lạc do bà Sửu đại diện phải thanh toán trả ông Mai (do bà Minh đại diện) số tiền là 821.400.000 đồng, số tiền còn lại 235.238.000 đồng sẽ do bà Vân thanh toán trả ông Mai.
- Ông Khánh phải thanh toán trả bà Hải số tiền 2.376.086.000 đồng.
- Bà Vân phải trả cho anh Quy thay ông Quang số tiền là 447.915.400 đồng.
- Ông Khánh phải thanh toán trả cho ông Tòng tiền mua 85m2 đất là 195.264.000 đồng. Số tiền còn lại là 833.752.400 đồng do ông Quang thanh toán cho ông Tòng. Tổng số tiền ông Tòng được ông Quang và ông Khánh thanh toán là 1.029.016.400 đồng.
+ Buộc ông Tòng phải thanh toán trả ông Truyền số tiền mua đất 85m2 là 1.061.190.000 đồng.
+ Buộc ông Truyền phải thanh toán trả ông Phúc (tức Cơ) số tiền mua đất là 1.217.760.000 đồng.
+ Buộc ông Phúc (tức Cơ) phải thanh toán trả bà Lợi số tiền mua đất là 1.223.900.000 đồng.
+ Buộc bà Lợi phải thanh toán trả ông Thuyết số tiền mua đất là 1.401.960.000 đồng.
+ Buộc ông Quang phải thanh toán tiền mua đất cho ông Nghị là 1.988.818.800 đồng.
+ Buộc ông Nghị phải thanh toán tiền mua đất cho ông Đông A số tiền là 2.020.194.200 đồng.
+ Buộc ông Quang phải thanh toán tiền mua bán đất cho bà Hoàng Thị Kim Tuyến số tiền là 1.975.468.800 đồng.
+ Ghi nhận sự tự nguyện của cụ Lạc; các thừa kế của cụ Tính; các thừa kế của bà Toán do bà Sửu đại diện thanh toán tiền mua bán đất cho ông Phúc (tức Cơ) thay cho ông Nguyễn Tuyến số tiền là 743.650.000 đồng. Phần cụ Lạc thanh toán 371.825.000 đồng, các thừa kế của cụ Tính thanh toán 185.912.500 đồng, các thừa kế của cụ Toán thanh toán 185.912.500 đồng.
Buộc ông Quang phải thanh toán tiền mua ngõ đi cho ông Phúc (tức Cơ) số tiền 354.684.000 đồng.
Như vậy ông Phúc (tức Cơ) được thanh toán tổng cộng là 1.098.334.000 đồng.
+ Buộc ông Phúc (tức Cơ) phải thanh toán tiền mua bán đất cho ông Nguyễn Minh Ngọc là 1.095.706.000 đồng.
+ Buộc ông Ngọc phải thanh toán cho ông Đặng Văn Nghĩa tiền mua bán đất là: 1.136.108.000 đồng.
+ Buộc ông Trần Đức Minh phải thanh toán tiền mua bán đất cho ông Nguyễn Ngọc Mỡi 992.397.000 đồng.
• Ngoài ra các đương sự còn phải thanh toán các khoản sau:
+ Cụ Lạc do bà Sửu đại diện phải thanh toán trả ông Đông A tiền làm nhà tạm, xây tường bao, tôn tạo lấp mương tổng cộng là 6.011.000 đồng.
+ Các thừa kế của cụ Tính do bà Sửu đại diện phải thanh toán trả bà Tuyến tiền xây tường, lấp mương tổng cộng là 8.479.000 đổng.
+ Cấc thừa kế của cụ Toán do bà Sửu đại diện phải thanh toán cho ông Mỡi tiền vật liệu xây dựng nhà 2 tầng là 151.776.000 đồng và được sở hữu các công trình xây dựng trên đất đó.
+ Bà Vân được sở hữu, sử dụng các công trình xây dựng trên đất ông Nghĩa đang quản lý và phải thanh toán cho ông Nghĩa tiền vật liệu xây dựng nhà và các công trình trên đất là 41.269.000 đồng.
Bác các yêu cầu khác của các bên đương sự.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn Quang; ông Đỗ Quang Thành, ông Đỗ Kim Tiến, ông Đặng Văn Nghĩa, ông Lê Tòng, ông Nguyễn Ngọc Mỡi, ông Bùi Văn Thuyết, ông Trịnh Đông A, ông Nguyễn Xuân Mai và bà Hoàng Thị Kim Tuyến có đơn khiếu nại.
Tại Quyết định số 87/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 29/7/2011 Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 192/2008/DSPT ngày 15/10/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; đề nghị Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 64/2006/DSST ngày 20/12/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nôi xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.