Giải đáp tình huống pháp luật này giúp em

Chủ đề   RSS   
  • #16258 22/12/2008

    aaa999

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải đáp tình huống pháp luật này giúp em

    Ngày 01/03/1996 anh Anh và một số người lao động ký hợp đồng học nghề với công ty may mặc Proximex với thời hạn 4 tháng, học phí 500.000đ/tháng. Hợp đồng có thỏa thuận sau khi học xong sẽ tuyển dụng vào làm tại công ty.
    Học hết tháng thứ 2, Anh cùng một số người được điều chuyển sang bộ phận sản xuất với lý do tạo điều kiện thực hành tốt hơn. Tại đây, Anh sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
    Ngày 20/05/1996 không may trong lúc sử dụng máy cắt vải công nghiệp Anh đã gây ra tai nạn lao động khiến Cường và Dũng bị thương nặng (Cường cùng nhóm học nghề với Anh), bản thân Anh bị gãy tay, phải nằm viện điều trị. Công nhân bộ phận cắt phải nghỉ 20 ngày để sửa máy.
    Công ty từ chối thanh toán quyền lợi cho Anh, Cường và yêu cầu Anh bồi thường thiệt hại bao gồm chi phí cho Dũng, lương công nhân trong những ngày nghỉ, Anh không đồng ý và làm đơn khiếu nại.
    Hỏi:
    Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại của Anh? Quyền lợi của Anh, Cường, Dũng và công nhân bộ phận cắt như thế nào?

     
    8685 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #16259   17/12/2008

    aaa999
    aaa999

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mong luật sư, các quý vị tư vấn thêm thiếu xót của tôi. Thành thật cám ơn!!!!

    Theo tôi, thời điểm xảy ra tai nạn lao động này, ta căn cứ theo:
    - Bộ luật lao động ngày 23/6/1994,

    - Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 (V/v: an toàn lao động, vệ sinh lao động)
    - Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 (V/v: ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội)
    - Nghị định 41/CP ngày 06/7/1995, (V/v: kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất)
    - Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 (V/v: học nghề)
    -----------------------------------------------------------------------------------
    - Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: (Điều 162 BLLĐ1994)
    1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) đối với những nơi không có hội đồng hòa giải lao động cơ sở.
    2. Tòa án nhân dân.
    - Quyền lợi của A, C và D:
    a. Yêu cầu công ty Proximex trả lại học phí và mức tiền công làm ra sản phẩm cho cty trong thời gian học nghề của A và C; (D nếu có): vì DN trên đã vi phạm pháp luật về học nghề (Điều 17 khoản 2 NĐ 90/CP ngày 15/12/1995 quy định: Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc cho doanh nghiệp thì người học không phải đóng học phí)
    b. Xem xét lại công ty có thực hiện theo đúng quy đinh pháp luật về việc: - Cty và người học nghề trong quá trình thực hiện hợp đồng học nghề phải thực hiện đúng những quy định về An toàn lao động, vệ sinh lao động của BLLĐ1994 và Nghị định số 06-CP ngày 20/01/1995 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về An toàn lao động, vệ sinh lao động (Điều 9 NĐ 90/CP ngày 15/12/1995) hay không?
    * Căn cứ vào đó để xem cty có thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật chưa?
    -Trước khi nhận việc, A và C có được hướng dẫn, huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ; Sau đó căn cứ vào công việc của từng người đảm nhiệm mà huấn luyện, hướng dẫn các biện pháp đảm bảo AT, VS phù hợp và phải được kiểm tra thực hành chặt chẽ.
    - Nghiêm cấm việc sử dụng lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp thẻ an toàn làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ
    - Việc tổ chức huấn luyện, mở lớp huấn luyện phải theo sự hướng dẫn của BLĐ - TB&XH (Điều 7 khoản 2 NĐ 06/CP về ATLĐ, VSLĐ)
    - Cty có cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp ATLĐ, VSLĐ hay không? (Điều 13 khoản 2)
    Nếu cty không thực hiện đúng thì yêu cầu bồi thường thêm; D cũng được bồi thường trong trường hợp này
    c. Yêu cầu cty chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật (Điều 105 BLLĐ) và trợ cấp tai nạn lao động cho A, C và D: theo nghị định 12/CP về việc ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội
    Điều 15: Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động;
    Điều 16: Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động.
    Sau khi điều trị ổn định thương tật, người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp cho người bị tai nạn lao động và được tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của Bộ Y tế.
    Điều 17: Người tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố (dưới đây gọi là mức tiền lương tối thiểu). Mức trợ cấp được quy định như sau:
    1/ Bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần theo quy định dưới đây:
    Mức trợ cấp 1 lần
    Từ 05% đến 10%: 4 tháng tiền lương tối thiểu ³
    Từ 11% đến 20%: 8 tháng tiền lương tối thiểu ³
    Từ 21% đến 30%: 12 tháng tiền lương tối thiểu ³
    2/ Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện theo quy định dưới đây:
    Mức trợ cấp hàng tháng
    Từ 31% đến 40%: 0,4 tháng tiền lương tối thiểu ³
    Từ 41% đến 50%: 0,6 tháng tiền lương tối thiểu ³
    Từ 51% đến 60%: 0,8 tháng tiền lương tối thiểu ³
    Từ 61% đến 70%: 1,0 tháng tiền lương tối thiểu ³
    Từ 71% đến 80%: 1,2 tháng tiền lương tối thiểu ³
    Từ 81% đến 90%: 1,4 tháng tiền lương tối thiểu ³
    Từ 91% đến 100%:1,6 tháng tiền lương tối thiểu ³
    Điều 18: - Người được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, nếu nghỉ việc thì được bảo hiểm y tế do Quỹ bảo hiểm xã hội trả.
    Điều 19: Người lao động bị tai nạn lao động suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng, hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu.
    Điều 20: - Người lao động bị tai nạn lao động làm tổn thương các chức năng lao động của chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống... được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng theo niên hạn.
    Điều 21: - Người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng, khi vết thương tái phát được cơ quan bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động do thương tật.
    Điều 23: - Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động 1 lần hoặc hàng tháng, nếu đủ điều kiện, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại mục IV Điều lệ này.
    * Nếu cty chưa tham gia loại hình BHXH bắt buộc trên thì cty phải trả cho A, C, D ngang với mức quy định trong Điều lệ BHXH.
    Riêng A:
    Trường hợp do lỗi của A thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất 12 tháng lương.
    A không được nhận lương trong thời gian nghĩ nếu do lỗi A
    - Quyền lợi của công nhân bộ phận cắt:
    Điều 62 khoản 2 BLLĐ quy định: Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu do phap luật quy định
    ---------------------------------------------------------------

     
    Báo quản trị |