Bài 2
A, B, C thoả thuận thành lập công ty TNHH Thuận Phát với vốn Điều lệ là 1tỷ đồng. Phần vốn góp của các thành viên lần lượt là: A: 700 triều đồng = 70% vốn Điều lệ, B:0 200 triều đồng = 20% vốn Điều lệ, C: 100 triều đồng = 10% vốn Điều lệ.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, A đã góp đủ vốn. Tuy nhiên B và C mỗi người mới chỉ góp được 50% phần vốn dự định góp được quy định trong Điều lệ của công ty.
au một năm hoạt động, công ty có lãi ròng 150 triệu đồng. Các thành viên bàn nhau việc chia lãi. B và C đề xuất chia lãi theo tỷ lệ vốn góp quy định trong Điều lệ nhưng A không đồng ý với lập luận: Vốn thực đưa vào kinh doanh có lãi chỉ là 850 triệu đồng, do đó việc chia lãi phải căn cứ vào số vốn thực sự đã góp. B và C lập luận rằng, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nếu công ty hoạt động thua lỗ B và C vẫn chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết (kể cả khi chưa thực góp), vậy khi có lãi cũng phải chia theo tỷ lệ này
Hãy căn cứ vào những quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 để giải quyết tình huống này?
bài 3.
Ông Lê Văn T là thợ mộc trong một doanh nghiệp nhà nước đã về hưu. Nay ông muốn tận dụng tay nghề chuyên môn, sức lao động của 8 người bao gồm vợ, chồng ông và các con ông cũng như diện tích nhà ở hiện có để mở cửa hàng sản xuất và bán đồ mộc gia dụng.
a. Ông Lê Văn T cần bạn hướng dẫn các thủ tục càn thiết để cơ sở của mình hoạt động một cách hợp pháp, đúng quy định pháp luật hiện hành. Bạn hãy tư vấn cho ông Lê Văn T. Nêu rõ cơ sở pháp lý cho lời khuyên của mình?
b. Lời khuyên của bạn có gì khác không nếu để có thể tạo được sản phẩm có chất lượng cao, ông Lê Văn T dự định nhập một số loại máy gia công hiện đại của Malaysia tuyển khoảng 20 thợ được chuyên môn đào tạo nghề mộc đủ khả năng làm việc với các máy móc này?
Bài 4.
Doanh nghiệp A có trụ sở tại quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội nhận được lời chào của doanh nghiệp B có trụ sở tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ngày 15/01/2010 với nội dung chào bán 300 tấn Gạo với giá 4 triệu VND/tấn, thời hạn cung cấp là tháng 07/2010 và yêu cầu trả lời trước 05/02/2010, A trả lời đồng ý mua số Gạo trên, nhưng dề nghị giao vào tháng 06/2010. B trả lời đồng ý. Thư trả lời đề ngày 25/01/2010 nhưng ngày 02/02/2010 A mới nhận được
Ngày 15/07/2010, không thấy B trở gạo tới, A liên lạc với B, thông báo với B là B đã vi phạm Hợp đồng và yêu cầu B chuyển ngay số gạo theo Hợp đồng cho A. B trả lời là B không vi phạm Hợp đồng mà chính A là bên vi phạm và nếu A có nhờ thì B sẽ tổ chức vận chuyển giúp A với chi phí và rủi ro do A chịu. A từ chối và cho rằng mình không có nghĩa vụ đó. sau nhiều lần thương lượng không thành, A khởi kiện B tại tòa án nhân dân quận Đống Đa, yêu cầu toà án giải quyết.
Bạn hãy cho biết:
- Hợp đồng giữa A và B đã thành chưa? Từ khi nào? Vì sao?
- Có vi phạm Hợp đồng không và bên nào là vi phạm?
- A khởi kiện B tại toà án nhân dân quận Đống Đa có đúng thẩm quyền không?
Bài 5.
DN A xuất khẩu một lô hàng cho DN B (Singapore). Theo điều kiện giao hang FOB Hải Phòng (Incoterms 2000). A đã kí Hợp đồng vận chuyển hàng hoá tới Singapore và có đầy đủ chứng từ. Tuy nhiên, cơ quan thuế của Việt Nam đã không chấp nhận chi phí trên. Theo bạn quyết định của cơ quan thuế Việt Nam có căn cứ pháp luật không. Nếu không chấp nhận quyết định này, DN A có thể yêu cầu cơ quan nào xem xét lại và theo thủ nào là phù hợp và nếu vẫn không chấp nhận quyết định của cơ quan này thì DN A có thể có những khả năng hành động nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
Bài 6.
Công ty cổ phần BĐ được thành lập ngày 20/6/1998 kinh doanh bảo hiểm. 7 thành viên là doanh nghiệp Nhà nước chiếm 80% vốn. 20% vốn còn lại là của cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp Nhà nước A có số cổ phần lớn nhất chiếm 51%.
Điều lệ của công ty quy định: HĐQT công ty có 7 thành viên, trong đó, doanh nghiệp A có 2. Giám đốc phải là thành viên của HĐQT. Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty. Doanh nghiệp A cử ông An làm người quản lý vốn của doanh nghiệp tại công ty và bà Bích là thành viên thứ 2 của A tại HĐQT. Ông An được HĐQT bầu làm Giám đốc. Bà Bích làm Chủ tịch HĐQT.
15/3/2010 doanh nghiệp A ra quyết định về việc thay ông An bằng ông Thanh đang làm việc tại công ty BĐ vào HĐQT làm Giám đốc công ty BĐ và là người quản lý vốn của A tại công ty BĐ. Một số thành viên của HĐQT không đồng ý với quyết định trên nên đề nghị họp HĐQT để giải quyết. Do thấy khả năng ít được ủng hộ trong HĐQT nên doanh nghiệp A lập tức cử thêm 4 thành viên nữa vào HĐQT: bà Linh, ông Thanh, ông Hùng và ông Tùng vì lập luận rằng A có 51% vốn trong công ty thì phải có số lượng thành viên tương ứng trong HĐQT.
Ngày 26/2/2010 bà Bích đã triệu tập cuộc họp HĐQT công ty cổ phần BĐ để chính thức hóa các quyết định trên và chuẩn bị Đại hội cổ đông bất thường. Do bất đồng ý kiến nên chỉ 5 thành viên và bà Linh, ông Thanh, ông Hùng và ông Tùng có mặt. 3 trong 7 thành viên cũ và 4 người mới là ông Thanh, ông Hùng, ông Tùng, bà Linh đồng ý thông qua quyết định bãi miễn chức Giám đốc và thành viên HĐQT của ông An, bổ nhiệm ông Thanh giữ chức Giám đốc và thành viên HĐQT và kết nạp thêm ông Tùng, ông Thanh, ông Hùng, bà Linh vào HĐQT và quyết định triệu tập đại hội cổ đông vào ngày 12/5/2010.
Cho rằng quyết định trên là không hợp pháp, ông An gặp Chủ tịch UBND tỉnh T nhờ can thiệp. Chủ tịch UBND ra chỉ thị cho HĐQT công ty BĐ phải xem xét lại quyết định và báo cáo Chủ tịch trong thời hạn 7 ngày.
Câu hỏi gợi ý:
Phân tích tình huống trên và đưa ra ý kiến của mình về các vấn đề sau:
- Thẩm quyền và thủ tục bầu, bãi miễn thành viên HĐQT
- Thủ tục thông qua quyết định của HĐQT
- Thẩm quyền và thủ tục bổ sung thành viên HĐQT
- Thủ tục khiếu kiện