Giá trị thị trường và giá trị lý thuyết trong chứng khoán.

Chủ đề   RSS   
  • #518939 26/05/2019

    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Giá trị thị trường và giá trị lý thuyết trong chứng khoán.

    Cặp giá trị này thường dùng để chỉ giá trị của chứng khoán, tức là giá trị của các loại tài sản tài chính. Giá trị thị trường (market value) của một chứng khoán tức là giá trị của chứng khoán đó khi nó được giao dịch mua bán trên thị trường. Giá trị lý thuyết (intrinsic value) của một chứng khoán là giá trị mà chứng khoán đó nên có dựa trên những yếu tố có liên quan khi định giá chứng khoán đó. Nói khác đi, giá trị lý thuyết của một chứng khoán tức là giá trị kinh tế của nó và trong điều kiện thị trường hiệu quả thì giá cả thị trường của chứng khoán sẽ phản ánh gần đúng giá trị lý thuyết của nó.

    Tuy nhiên lại có giả thuyết thị trường hiệu quả là không chính xác. Lý thuyết này được đề cập lần đầu từ những năm 1900 bởi nhà toán học người Pháp và đặc biệt trở nên nổi bật vào thập niên 60 sau khi nhà kinh tế học nổi tiếng Paul Samuelson hoàn thiện cơ sở lý luận về nó. Lý thuyết cho rằng giá cả thị trường của cổ phiếu luôn phản ánh đầy đủ những lợi ích hiện tại và tương lai mà những người nắm giữ cổ phiếu sẽ nhận được. Những người phản đối lý thuyết này cho rằng, nếu giá cả thực sự phản ánh đúng giá trị nội tại, thì tại sao lại xuất hiện những phiên giá sụt giảm mạnh, thậm chí cả thị trường mất tới hơn 20% giá trị vốn hóa (như đã từng xảy ra trong năm 1987). Liệu giá trị nội tại của doanh nghiệp có thể thay đổi nhanh chóng trong một thời gian ngắn như vậy hay không? Gần đây, việc thị trường chứng khoán thế giới cũng như Việt Nam diễn ra những biến động mạnh trong phiên cũng là những minh chứng cụ thể chống lại lý thuyết thị trường hiệu quả.

     

     
    6237 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haihongnguyen vì bài viết hữu ích
    Haitran1995 (26/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #518965   26/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Đúng rồi. Mấy khi nào mà giá trị thực tế đúng bằng giá trị lý thuyết được đâu. Lý thuyết mãi là lý thuyết dù dựa trên những yếu tố thực tế. Còn khi ra thực tế, bao nhiêu thứ xảy ra ngày lúc giao dịch nữa. Vậy nên nhìn đâu cũng thấy thực trạng lý thuyết xa rời thực tế

     
    Báo quản trị |  
  • #518967   26/05/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Đúng là lý thuyết xa rời thực tế. Bởi vì lý thuyết được xây dựng trên cái đã qua. Chẳng ai thành công được chỉ nhờ học những thành công trong lịch sử. Do đó thiết nghĩ học cái thất bại của chính mình và của người là cách tối ưu hơn cả. Từ đó cho thấy, đúng là lý thuyết xa rời thực tế, nhưng kẻ không nắm lý thuyết thì không bao giờ đạt được những thành tựu trong thực tế.

    Mong được bạn góp ý thêm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #519011   26/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Việc lý thuyết và thực tế khác nhau không chỉ trong lĩnh vực chứng khoán mà ngay cả trong thực tiễn đời sống cũng như mọi lĩnh vực khác, lý thuyết và thực tế thường không ăn nhập với nhau. Gần gũi nhất là chính trong việc học luật. Khi học lý thuyết, mọi việc thường rõ ràng, với hành vi này sẽ bị truy tố TNHH về tội này ... nhưng ra thực tế, mọi thứ lại không đơn giản, rõ ràng như vậy. Nhưng chính lý thuyết lại là cơ sở nền tảng để áp dụng trên thực tế, cũng là một phần của thực tế.

     
    Báo quản trị |