Về vấn đề bạn nêu, thì mình chưa rõ ý bạn có phải là "chuyển nhượng cổ phần" theo quy định tại Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014 hay không?
Vì trong thông tin bạn nêu là "chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu" thì đây là một trong những hình thức chào bán cổ phần theo quy định tại Điều 122 Luật doanh nghiệp 2014, bản chất của việc chào bán cổ phần này là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ.
Nhưng theo thông tin bạn nêu thì mình đang hiểu theo hướng là "chuyển nhượng cổ phần":
"Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng".
Khoản 3 Điều 119 quy định: "Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông".
=> Theo quy định trên thì cổ phần được tự do chuyển nhượng chỉ trừ trường hợp cổ đông sáng lập phải trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy CNĐKDN thì mới được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định trên.
Trong trường hợp của bạn nếu như Điều lệ công ty dựa theo Luật doanh nghiệp là được tự do chuyển nhượng nhưng các cổ đông có thỏa thuận khác Điều lệ thì trường hợp này theo mình là không trái với Điều lệ (vì các cổ đông tự giới hạn quyền hạn của mình chứ Điều lệ công ty không cấm, không hạn chế việc thỏa thuận thêm đó). Khi tất cả các cổ đông đã thỏa thuận và đồng ý về việc chuyển nhượng đó thì phải tuân thủ theo.