Giá trị pháp lý của thỏa thuận cổ đông

Chủ đề   RSS   
  • #522539 01/07/2019

    Giá trị pháp lý của thỏa thuận cổ đông

    Trường hợp các cổ đông trong CTCP có thỏa thuận cổ đông là chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu trước rồi mới chào bán ra ngoài, nhưng các cổ đông không tuân theo Thỏa thuận cổ đông đó mà chào bán thẳng ra bên ngoài. Điều lệ công ty thì quy định như Luật Doanh nghiệp, mà luật Doanh nghiệp thì quy định các cổ đông tự do chào bán cổ phần. Vậy hỏi Thỏa thuận cổ đông này có giá trị pháp lý không? Luật Doanh nghiệp được ưu tiên áp dụng hay thỏa thuận cổ đông?

     
    9341 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kuri_yt_294112@yahoo.com.vn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #522540   01/07/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Về vấn đề bạn nêu, thì mình chưa rõ ý bạn có phải là "chuyển nhượng cổ phần" theo quy định tại Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014 hay không?

    Vì trong thông tin bạn nêu là "chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu" thì đây là một trong những hình thức chào bán cổ phần theo quy định tại Điều 122 Luật doanh nghiệp 2014, bản chất của việc chào bán cổ phần này là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ.

    Nhưng theo thông tin bạn nêu thì mình đang hiểu theo hướng là "chuyển nhượng cổ phần": 

    "Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng".

    Khoản 3 Điều 119 quy định: "Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông".

    => Theo quy định trên thì cổ phần được tự do chuyển nhượng chỉ trừ trường hợp cổ đông sáng lập phải trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy CNĐKDN thì mới được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định trên. 

    Trong trường hợp của bạn nếu như Điều lệ công ty dựa theo Luật doanh nghiệp là được tự do chuyển nhượng nhưng các cổ đông có thỏa thuận khác Điều lệ thì trường hợp này theo mình là không trái với Điều lệ (vì các cổ đông tự giới hạn quyền hạn của mình chứ Điều lệ công ty không cấm, không hạn chế việc thỏa thuận thêm đó). Khi tất cả các cổ đông đã thỏa thuận và đồng ý về việc chuyển nhượng đó thì phải tuân thủ theo. 

     
    Báo quản trị |  
  • #522553   01/07/2019

    Thỏa thuận cổ đông cũng có giá trị pháp lý như một hợp đồng. Trên thực tế việc thỏa thuận cổ đông nhiều khi còn là cơ sở căn bản để một người tiến hành mua cổ phần cho một doanh nghiệp. Hơn nữa, chỉ cần hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội thì đương nhiên có hiệu lực.

    Do đó trong trường hợp này, các bên cổ đông tham gia vào thỏa thuận cổ đông phải tuân thủ thỏa thuận. Các bên có quyền khởi kiện yêu cầu thực hiện đúng thỏa thuận trong trường hợp có hành vi vi phạm thỏa thuận này.

     
    Báo quản trị |  
  • #522585   01/07/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    LuatThanhLuat viết:

    Thỏa thuận cổ đông cũng có giá trị pháp lý như một hợp đồng. Trên thực tế việc thỏa thuận cổ đông nhiều khi còn là cơ sở căn bản để một người tiến hành mua cổ phần cho một doanh nghiệp. Hơn nữa, chỉ cần hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội thì đương nhiên có hiệu lực.

    Do đó trong trường hợp này, các bên cổ đông tham gia vào thỏa thuận cổ đông phải tuân thủ thỏa thuận. Các bên có quyền khởi kiện yêu cầu thực hiện đúng thỏa thuận trong trường hợp có hành vi vi phạm thỏa thuận này.

    Có cơ sở pháp lý nào quy định nội dung này không anh? Vì trong quá trình hỗ trợ thì khách hàng luôn yêu cầu cơ sở pháp lý nhưng em không rà soát được nội dung cụ thể. Nếu xem đó là hợp đồng thì đây cũng chỉ là hợp đồng giữa các cổ đông với nhau, khó có thể điều chỉnh trong quan hệ với công ty. Và khi thực hiện việc chuyển nhượng thì nội dung này không trái với Luật Doanh nghiệp thì họ vẫn có thể thực hiện được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    TVPL_PTSP (02/07/2019)
  • #522611   02/07/2019

    tran-toan
    tran-toan

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2013
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 630
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 48 lần


    - Thỏa thuận cổ đông với nội dung như trên thực chất là 1 cam kết của các cổ đông về nghĩa vụ chào bán cho cổ đông hiện hữu trước khi chuyển nhượng ra ngoài. Thỏa thuận này không trái luật nên có giá trị pháp lý.

    - Trường hợp có cổ đông không tự nguyện thực hiện cam kết thỉ dù họ vi phạm thỏa thuận cổ đông nhưng giao dịch giữa họ và người nhận chuyển nhượng không trái luật. Vậy giao dịch này có thể bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận cổ đông không? Không có câu trả lời rõ ràng cho trường hợp này: 1)Thỏa thuận cổ đông chỉ ràng buộc các cổ đông tham gia, công ty không chịu tác động (trực tiếp) của nó nên công ty không thể cản trở người nhận chuyển nhượng trở thành cổ đông. 2) Các cổ đông khác tham gia TTCĐ có thể yêu cầu buộc cổ đông vi phạm thực hiện đúng cam kết trong khi giao dịch chuyển nhượng là hợp pháp không?

    - Câu trả lời chắc phải đợi có 1 án lệ về vấn đề này nhưng theo tôi, công ty cổ phần là loại đối vốn nên nếu có án lệ cũng chưa rõ sẽ theo hướng nào.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tran-toan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/07/2019) TVPL_PTSP (02/07/2019)
  • #522679   03/07/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Hiện nay, không có điều luật nào của Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản dưới luật điều chỉnh vấn đề khi có sự khác biệt giữa thỏa thuận cổ đông và điều lệ /Luật Doanh nghiệp thì cái nào sẽ chi phối. Trên thực tế, cũng chưa thấy có phán quyết nào của tòa án đối với các vụ việc loại này.

    Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi về tính hợp pháp và có thể thi hành của thỏa thuận cổ đông tại Việt Nam là chưa có. Nói cách khác, nếu một trong các loại tranh chấp nêu trên được đem ra phân xử trước tòa án, không ai có thể biết phán quyết của tòa sẽ bảo vệ thỏa thuận cổ đông hay điều lệ /quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam.

    Theo quan điểm của mình, việc đưa ra phán quyết rằng một thỏa thuận cổ đông là hợp pháp hay không hợp pháp phải xét đến ít nhất 02 yếu tố:

    (i) Bản chất của quy định pháp luật bị thỏa thuận cổ đông vi phạm: quy định này được xây dựng nhằm mục đích gì và bảo vệ ai, có bảo vệ lợi ích công cộng hay không;

    (ii) Tranh chấp về thỏa thuận cổ đông chỉ xảy ra trong phạm vi nội bộ cổ đông hay đã liên quan đến cả bên thứ ba ngay tình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #522684   03/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


    Chào bạn,

    Tại Khoản 1 Điều 125 của Luật Doanh nghiệp có quy định rất rõ: 

    "Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần

    1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng."

    Như vậy, thỏa thuận: "chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu trước rồi mới chào bán ra ngoài" chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiểu của từng cổ đông tương ứng. Trường hợp, thỏa thuận này không được nêu trong cổ phiếu của từng cổ đông tương ứng sẽ không có hiệu lực, và lúc này các cổ đông trong công ty có quyền bán tự do bán ra bên ngoài.

     
    Báo quản trị |