Giá trị pháp lý của Sơ yếu lý lịch

Chủ đề   RSS   
  • #554662 10/08/2020

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Giá trị pháp lý của Sơ yếu lý lịch

    Sơ yếu lý lịch có thể hiểu là bản kê khai lý lịch của một cá thân như: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên cha, mẹ và những thông tin liên hệ khác, thường được dùng làm giấy tờ, tài liệu lưu trữ, làm hồ sơ, giải quyết công việc, thủ tục hành chính, tố tụng,...

    giá trị pháp lý của sơ yếu lý lịch

    Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 20/4/2020) quy định về việc chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân như sau:

    "Điều 15. Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân

    1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.

    2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực."

    Như vậy, người thực hiện chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

    Đồng thời, người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản (trong Sơ yếu lý lịch) mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký.

    Giá trị pháp lý của Sơ yếu lý lịch

    Giá trị pháp lý của Sơ yếu lý lịch thể hiện qua giá trị pháp lý của chữ ký được chứng thực. Theo đó, giá trị pháp lý của chữ ký được chứng thực (trong Sơ yếu lý lịch) theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    3670 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận