Pháp luật hiện hành không quy định về hình thức cũng như giải thích về giấy ủy quyền. Tuy nhiên trên thực tế, giấy ủy quyền vẫn được sử dụng và công chứng như hợp đồng ủy quyền.
* Tính pháp lý:
Nếu Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền; đối với Giấy ủy quyền thì không cần chữ ký của bên nhận ủy quyền.
Nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
Trên thực tế cũng có một số trường hợp lập Giấy ủy quyền nhưng lại có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là Hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết.
*Cơ quan chứng nhận:
- Phòng Công chứng luôn nhận công chứng khi có yêu cầu.
- UBND xã, phường thì tùy nơi mà thực hiện chứng thực.
* Về nội dung của giấy ủy quyền:
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về mẫu giấy ủy quyền cũng như nội dung giấy ủy quyền. Căn cứ vào nhu cầu của các bên, và để đảm bảo tính hiệu quả của giấy ủy quyền. Nội dung giấy ủy quyền có những nội dung chính sau đây:
- Căn cứ ủy quyền.
- Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.
- Phạm vi ủy quyền.
- Thời hạn của giấy ủy quyền.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Thời điểm có hiệu lực của giấy ủy quyền.
Bài viết trên đây dựa trên quan điểm cá nhân và kiến thức pháp luật, nên rất mong các thành viên Dân Luật góp ý.
Tải mẫu ủy quyền thông dụng nhất: TẠI ĐÂY
Cập nhật bởi MinhPig ngày 15/03/2019 09:41:23 SA