Giá trị pháp lý của con dấu tròn, dấu vuông

Chủ đề   RSS   
  • #539433 27/02/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Giá trị pháp lý của con dấu tròn, dấu vuông

    Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. ngoài ra, con dấu còn thể hiện tính pháp lý trên các giấy tờ, sổ sách, hợp đồng,… do doanh nghiệp ban hành.

    	 Giá trị pháp lý của con dấu tròn, dấu vuông

    Vậy giá trị pháp lý của con dấu tròn, dấu vuông được quy định như thế nào?

    Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về Con dấu của doanh nghiệp như sau:

    1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

    a) Tên doanh nghiệp;

    b) Mã số doanh nghiệp.

    Luật Doanh nghiệp đã khẳng định doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.

    Hướng dẫn từ Khoản 2, Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP:

    “…

    2. Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
    …”

    Nói tóm lại từ thời điểm Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì việc sử dụng con dấu tròn hay vuông đều do doanh nghiệp tự quyết định và có giá trị pháp lý ngang nhau khi được đăng ký đầy đủ thủ tục với Phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

    Lưu ý: Phòng Đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.

    Trường hợp phải thay đổi con dấu công ty:

    - Thay đổi tên công ty

    - Thay đổi loại hình doanh nghiệp

    - Hợp nhất mã số thuế doanh nghiệp

    - Mất con dấu hoặc con dấu mờ, bị hỏng, mòn méo không thể tiếp tục sử dụng.

    ...

     
    9388 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    admin (28/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận