Giá trị pháp lý của bản sao

Chủ đề   RSS   
  • #423584 05/05/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 120 lần


    Giá trị pháp lý của bản sao

    Vấn đề bản sao luôn là vấn đề đáng quan tâm đối với các trường hợp làm việc với cơ quan nhà nước. Một số trường hợp nộp hồ sơ không nhận bản sao vì cho rằng nó không đủ giá trị pháp lý! Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

    Theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bảo sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Giá trị pháp lý của bản sao được chứng thực từ bản chính được quy định tại Điều 3 Nghị định như sau: Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

    Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

    1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

    4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

     

    Tuy nhiên, hiện nay khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vẫn yêu cầu phải xuất trình giấy tờ mua bán nhà đất bản chính để đối chiếu.

    Nghị định này cũng quy định 6 loại bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao: 

    1) Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ;

    2) Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung;

    3) Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;

    4) Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân;

    5) Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định;

     6) Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    Một bất cập nữa là hiện nay, các loại giấy tờ được làm giả ngày càng tinh vi nên người thực hiện chứng thực rất khó nhận biết đâu là giấy tờ giả, đâu là giấy tờ thật. Hệ quả là “biến giấy tờ giả thành giấy tờ thật”. Nguy cơ này càng gia tăng khi gặp phải các loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Do vậy, cần phải có cơ chế hoặc một giải pháp thiết thực để ngăn ngừa vấn đề này.

     

    Cập nhật bởi eyestorm ngày 05/05/2016 08:35:16 SA

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    25762 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #423785   06/05/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Về việc này liên quan đến con dấu của doanh nghiệp, khi mà doanh nghiệp được quyền không sử dụng con dấu trong các hợp đồng, văn bản...thì làm sao để xác minh được tính chính xác của bản chứng thực nhỉ? 

    Giả dụ anh A mang hợp đồng giả mạo của công ty B đi sao y và chứng thực, nếu so với bản giả mạo đó thì đúng nhưng với bản chính xác của nó là sai thì giải quyết như thế nào nhỉ? 

     
    Báo quản trị |