Giá điện: điều chỉnh sao mới vừa lòng dân?

Chủ đề   RSS   
  • #400334 23/09/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Giá điện: điều chỉnh sao mới vừa lòng dân?

    Từ năm 2007 đến nay, có 7 lần điều chỉnh giá điện, tuy nhiên, mỗi lần giá điện điều chỉnh lại không được sự đồng thuận của phía đông đảo người dân.

    Điện là mặt hàng nhu yếu phẩm và là ngành kinh tế mang tính chất độc quyền Nhà nước nên dù dân có chấp nhận hay không đều bắt buộc phải tuân theo quy định này.

    giá điện tăng

    Cả tuần nay, hết báo này đến báo khác đua nhau lên án về phương án tính giá điện mới.

    Báo thì nói giá điện điều chỉnh tăng không vừa lòng dân bởi xuất phát từ các nguyên nhân:

    - Bản chất dân mình không muốn tăng giá điện.

    - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa có cơ chế công khai, minh bạch những lý do điều chỉnh giá điện.

    - Giá điện tăng như vậy là không hợp lý, bậc đầu tăng nhẹ, nhưng càng về sau thì có vẻ như mức tăng này theo kiểu “nhảy cóc”....

    Tóm lược biểu giá tính tiền điện hiện nay như sau:

    Bậc

    Giá bán điện (đồng/Kwh)

    1

    0 - 50

    1.484

    2

    51 - 100

    1.533

    3

    101 - 200

    1.786

    4

    201 - 300

    2.242

    5

    301 - 400

    2.503

    6

    401 trở lên

    2.587

    Theo Quyết định 2256/QĐ-BCT năm 2015.

    Thử xem qua 03 phương án điều chỉnh giá điện của EVN nhé

    Phương án 1

    Phương án 2

    Phương án 3

    Giữ nguyên 6 bậc như quy định

    Quy định 01 mức giá là 1.747 đồng.

    Mức giá này là mức bình quân. Hàng tháng, sử dụng bao nhiêu kWh điện thì lấy số đó nhân với đơn giá này.

     

    Rút gọn 6 bậc về 3 hoặc 4 bậc.

    Kịch bản 1: 50kWh-250kWh-trên 300kWh.

    Kịch bản 2: 100kWh-200kWh-trên 300kWh.

    Kịch bản 3: 150kWh-150kWh-trên 300kWh.

    Kịch bản 4: 200kWh-200kWh-trên 400kWh.

    Kịch bản 5: 50kWh-150kWh-200kWh và trên 400kWh

    Trong đó, phương án 2 là phương án bị dư luận phản đối nhiều nhất, bởi lẽ, cách tính này vô tình đánh đồng giá trị sử dụng của người tiêu dùng, nếu so sánh với cách cũ, thì người dùng ít sẽ trả tiền nhiều và người dùng nhiều sẽ trả tiền ít, vậy liệu có công bằng?

    Phương án 3 dư luận không phản đối nhiều như phương án 2, nhưng vấn đề quan tâm ở đây là giá tính điện của từng bậc như thế nào, liệu có phải là bước nhảy cóc như trước kia?

    Nếu đứng ở góc độ trung lập mà suy xét, việc tăng giá điện là một điều hợp lý ở thời buổi hiện nay, khi mà tất tần tật mọi thứ đều tăng giá, thì không có lý do gì giá điện phải “dậm chân tại chỗ”, nhưng tăng làm sao để phù hợp với lòng dân là một bài toán khó cho ngành điện hiện nay.

    Giá điện tăng có phải hướng đến mục đích tiết kiệm điện năng, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên như mục đích của việc quy định các loại thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Trên thực tế, nếu xóa bỏ cơ chế độc quyền của ngành điện, thì có lẽ dư luận hiện nay ít bức xúc về giá điện hơn. Đồng thời, theo quy luật cạnh tranh trên thị trường, thì buộc lòng các doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ tốt nhất đến người tiêu dùng với giá tốt nhất.

     

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 23/09/2015 04:34:41 CH
     
    5255 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    tamnt133 (24/09/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #400370   24/09/2015

    Để vừa lòng dân thì tốt nhất là không dùng cơ chế độc quyền trong cung cấp điện nước nữa. Đưa cơ chế thị trường vào để cung cầu tự điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #400386   24/09/2015

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    tamnt133 viết:

    Để vừa lòng dân thì tốt nhất là không dùng cơ chế độc quyền trong cung cấp điện nước nữa. Đưa cơ chế thị trường vào để cung cầu tự điều chỉnh

    Như thế sao được bác. Tất cả những ngành năng lượng thì nhà nước phải quản lý mới không nhũng loạn.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #400402   24/09/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    shin_butchi viết:

    Trong đó, phương án 2 là phương án bị dư luận phản đối nhiều nhất, bởi lẽ, cách tính này vô tình đánh đồng giá trị sử dụng của người tiêu dùng, nếu so sánh với cách cũ, thì người dùng ít sẽ trả tiền nhiều và người dùng nhiều sẽ trả tiền ít, vậy liệu có công bằng?

    1 - Cái câu nhận định này e rằng là của chủ thớt chứ không phải là đa số ý kiến mà mình đọc trên các báo khác.

    2 - "Đánh đồng giá trị sử dụng của người tiêu dùng" cái này khó hiểu quá, kể cả là một người thì khi sử dụng điện cho mục đích khác nhau sẽ đem lại giá trị sử dụng khác nhau

    3  - Người dùng ít sẽ trả tiền nhiều (hơn so với trước) và người dùng nhiều sẽ trả tiền ít (hơn so với trước) vậy liệu có công bằng. Công bằng ở đây được nhìn ở góc độ nào? bảo vệ cho ngành điện dễ móc túi người dùng hơn do tính độc quyền của mình.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #400406   24/09/2015

    tk1995x
    tk1995x

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Không thể xoá bỏ độc quyền ngành điện được bạn ạ! Vì những ngành liên quan đến lĩnh vực như năng lượng cần số vốn rất lớn...nó lớn đến mức mà không 1 cá nhân và tổ chức nào đủ can đảm để đảm nhận khối lượng công việc đồ sộ đến như vậy. 

    Riêng về các phương án giá điện trên thì mình vẫn chọ giữ nguyên hoặc tệ nhất sẽ là phương án 3...còn phương án 2 thì ko rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #400421   24/09/2015

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    Báo chí không hiểu vô tình hay cố ý mà chỉ đưa người dân vào mê trận các phương án tăng giá điện, thị trường điện cạnh tranh, bỏ việc độc quyền của EVN ... mà không tập trung nói thẳng vào bản chất của sự việc.

    Giá bán điện phụ thuộc vào giá mua điện của EVN và chi phí quản lý, truyền tải điện (hợp lý). Với tư cách là doanh nghiệp nhà nước độc quyền để đảm bảo vấn đề xã hội, EVN nên và phải bán giá điện chỉ bằng giá mua + chi phí, không bao gồm lãi. Đồng thời, các chi phí này phải được công khai và cập nhật liên tục. Khi đó thì dù EVN tăng giá đến đâu, người dân cũng không nên và không có quyền phản đối tăng giá điện.

    Nhưng vấn đề chính ở chỗ giá điện liên tục tăng, trong khi các vấn đề liên quan đến giá điện mua vào và các chi phí quản lý, truyền tải điện không được công khai, minh bạch. Nhiều nhà máy điện sản xuất điện giá rẻ không được EVN mua, trong khi lại cố tình mua điện giá đắt. Nhiều nơi không cần có mạng lưới truyền điện quốc gia, lại cố tình lập các dự án hàng trăm, nghìn tỷ chỉ để kéo dây cho vài hòn đảo hay vài bản làng lấy thành tích. Hệ thống nhân viên quá nhiều, chi lương quá cao, đầu tư sân golf, bất động sản ... cũng được tính vào giá điện. Những vấn đề đó mới đáng được người dân quan tâm, báo chí mổ xe, nhà nước xử lý, thì không ai để ý; lại quan tâm vào chuyện mấy phương án giá điện.

    Ví như chuyện trạng Quỳnh huấn luyện mèo của vua vậy. Hai bát cơm ngon nhưng chỉ chọn ăn cơm thừa canh cạnh, không dám quay sang bát thịt cá vì bị đánh lâu ngày quá. Mất tự do, thói quen nô lệ đã hình thành trong não của nó rồi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tnhthainguyen vì bài viết hữu ích
    nhunglhu (29/09/2015)