Chào bạn Mickey,
Có vẻ bạn chưa hài lòng với những cmt trả lời ở đây, nhưng bạn có để ý rằng những người góp ý cho bạn đều dựa trên kinh nghiệm thực tế hay không?
Đồng ý với bạn rằng pháp luật Việt Nam không quy định mức vốn tối thiểu khi đăng ký doanh nghiệp, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam có quy định rằng những người góp vốn vào công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, bạn có thể tìm trong Luật Doanh nghiệp 2014. Điều đó cho thấy rằng bạn phải đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh mà bạn đăng ký, không có nghĩa trong tương lai bạn định thực hiện dự án với quy mô vài chục tỷ thì bạn phải đăng ký ngay vốn điều lệ vài chục tỷ, nhưng vốn điều lệ phải đảm bảo được các chi phí cho các điều kiện cơ bản của một doanh nghiệp mới thành lập.
Trên thực tế, khi bạn thành lập doanh nghiệp, cơ quan nhà nước không chỉ căn cứ vào mức vốn điều lệ mà bạn đăng ký, mà còn căn cứ vào số lượng lao động mà bạn đăng ký để đảm bảo được hoạt động kinh doanh của công ty, nói vậy để bạn hiểu khả năng bạn đứng ra giải thích với cơ quan nhà nước rằng công ty tôi chỉ có một mình tôi tự làm việc, tôi không cần tra lương cho nhân viên, tôi chỉ cần vài trăm nghìn tiền vốn, là điều rất khó.
Còn câu hỏi ban đầu của bạn, "để vốn điều lệ cao thì có lợi gì so với để vốn điều lệ cực thấp?", mọi người ở trên đã trả lời rồi, nếu bạn cần bằng chứng về việc giao dịch với ngân hàng hay ký hợp đồng với các đối tác lớn sẽ gặp khó khăn với vốn điều lệ cực thấp, mình nghĩ bạn nên tự mình bắt tay vào việc đăng ký thành lập công ty và thực hiện các giao dịch trên, hơn là việc ngồi đây gõ phím và tranh luận.