Ghi âm khi hỏi cung có cần thông báo cho bị can?

Chủ đề   RSS   
  • #581372 13/03/2022

    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Ghi âm khi hỏi cung có cần thông báo cho bị can?

    Nhằm phục vụ hoạt động điều tra, xét xử, nâng cao hoạt động của cơ quan tố tụng hình sự, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm, hiện nay, pháp luật tố tụng đã cho phép cơ quan điều tra, xét xử tiến hành viêc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can.

    Ghi âm là gì?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP, “Ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ghi lại âm thanh hoặc hình ảnh có âm thanh trong quá trình hỏi cung bị can; lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.”

    Trình tự, thủ tục ghi âm

    Theo quy định tại Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP, cán bộ khi hỏi cung bị can thực hiện theo thủ tục sau

    – Quyết định lựa chọn hình thức ghi âm.

    – Đăng ký với cán bộ chuyên môn tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra để được bố trí phòng chuyên dụng.

    – Làm thủ tục trích xuất đối với bị can bị tạm giam hoặc triệu tập bị can đang tại ngoại (hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội).

    – Khi được bố trí phòng làm việc, thông báo cho bị can biết về việc ghi âm, việc thông báo phải ghi vào biên bản sau đó tiến hành làm việc.

    – Việc ghi âm bắt đầu từ khi cán bộ hỏi cung, lấy lời khai nhấn nút bắt đầu, cán bộ hỏi cung phải đọc thời gian bắt đầu và ghi rõ trong biên bản.

    Trong quá trình hỏi cung có thể tạm dừng ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh bằng cách nhấn nút tạm dừng. Trước khi tạm dừng cán bộ hỏi cung phải đọc rõ thời gian tạm dừng, lý do tạm dừng, khi tiếp tục làm việc cũng phải đọc rõ thời gian tiếp tục, quá trình này được ghi rõ trong biên bản. Kết thúc buổi làm việc, cán bộ hỏi cung thông báo cho bị can biết buổi hỏi cung kết thúc và nhấn nút kết thúc, thời gian kết thúc ghi rõ trong biên bản.

    Từ quy định trên có thể thấy, pháp luật quy định việc ghi âm khi hỏi cung phải được thông báo cho bị can biết, đồng thời việc thông báo phải ghi vào biên bản.

    Mặc khác, căn cứ vào nguyên tắc tại Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP, phải bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, bao gồm quyền và nghĩa vụ của bị can. Cùng với việc đảm bảo công tác hỏi cung bị can phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, minh bạch, chống bức cung, nhục hình, do đó việc thông báo cho bị can biết trong quá trình hỏi cung có áp dụng việc ghi âm, ghi hình là điều kiện bắt buộc.

     
    517 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #583643   30/04/2022

    Ghi âm khi hỏi cung có cần thông báo cho bị can?

    Cám ơn bạn đã thông tin bài viết trên! Việc thông báo ghi âm, ghi hình trong quá trình hỏi cung cho bị can biết và ghi vào văn bản thể hiện sự tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Đồng thời, thể hiện tính khách quan, công bằng, minh bạch.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #583862   30/04/2022

    Theo quan điểm của mình thì khi hỏi cung nên thông báo cho bị can biết là đang ghi âm, ghi hình bởi đây là sự tôn trọng quyền nhân thân của bị can, nên nhớ rằng nguyên tắc của Bộ luật hình sự là không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án của tòa, cho nên trường hợp chưa xác định được tội phạm thì quyền công dân phải được đảm bảo.

     
    Báo quản trị |