Gen Z: một thế hệ sáng tạo trong môi trường luật

Chủ đề   RSS   
  • #590990 13/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Gen Z: một thế hệ sáng tạo trong môi trường luật

    Luật là một lĩnh vực mà nhiều người nghĩ đến được xem là khô khan và nhàm chán. Ngành nghề này cũng kén chọn những người có thể gắn bó dài lâu được với nó vì thế hệ trẻ thường không thích những gì lặp đi lặp lại và ít năng động.
     
    Tuy nhiên, khi bạn muốn làm một thứ gì đó thì chắc chắn nó sẽ mang đến nhiều điều thú vị cho bạn, điều này phụ thuộc vào suy nghĩ và tư duy sáng tạo của chúng ta. Ví dụ như trong hình sự nếu bạn cố ý giết một ai đó thì bạn phạm tội giết người, nếu bạn cố ý đánh ai đó thì bạn phạm tội cố ý gây thương tích hoặc nếu đó chỉ là vô ý thì đó là tội ngộ sát. Mọi thứ sẽ được định đoạt vào ý chí và động cơ của chủ thể trong thời điểm đó.
     
    gen-z-mot-the-he-sang-tao-trong-moi-trung-luat
     
    Những gì bạn thấy sau những kết án của cáo trạng thực tế chỉ là một phần bề nổi của của pháp luật mà người chưa học luật và làm luật có thể nhìn thấy. Dù vậy, đây vẫn là một ngành nghề khó theo đuổi bởi vì tính chất của nó vẫn được duy trì theo một quy củ. Trong khi đó, thế hệ Gen Z (là những người sinh năm 1995 - năm 2012) thường là những người với độ tuổi trẻ dần trở thành lực lượng lao động chính trong thời đại mới với độ trẻ, sáng tạo và tư duy đổi mới. Câu hỏi đặt ra liệu thế hệ này có phù hợp với ngành luật và cả hai có kết hợp được hay không?
     
    Tìm hiểu bản thân
     
    Hiểu được chính mình là hiểu được tất cả và chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất. Vì vậy, đặc biệt là thế hệ người trẻ, họ cần biết định hướng của bản thân, nếu xác định năng lực của bản thân có những điểm yếu, điểm mạnh gì thì khi đó bạn có thể xác định được mình có phù hợp với ngành luật hay không. Tranh việc cảm xúc bị đặt theo những ý kiến của người khác như gia đình, bạn bè hay do phim ảnh,... Thế hệ trẻ hiện nay đã biết chọn lọc và họ quan tâm đến những gì phù hợp và mang lại lợi ích cho họ. 
     
    Một số nghiên cứu và thống kê cho thấy thế hệ Gen Z hiện nay rất ít quan tâm đến tin tức, thời sự không phải vì họ không muốn cập nhật tin tức mà họ đã có những cách nhìn khác về các chủ đề mà họ nhìn nhận.
     
    Vì thế, ngành luật đã không còn được thần tượng hóa hay có những thông tin tiêu cực về ngành nghề được xem là khó “kiếm cơm” này. Việc quyết định theo đuổi nó hay không là ở mỗi bản thân của từng người nhận thức được.
     
    Ngành luật được hiểu thế nào và học luật ở đâu?
     
    Để giải thích được thuật ngữ “ngành luật” thì đây là cụm từ có nghĩa khá rộng và là một phần trong hệ thống pháp luật. Trong đó, các quy định pháp luật điều chỉnh một số loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc lĩnh vực đời sống xã hội nhất định và ngành luật sẽ là chủ thể thực hiện và sử dụng pháp luật áp dụng vào đời sống xã hội. Hầu như tất cả các ngành nghề hiện nay đều cần đến luật qua đó mở rộng cơ hội việc làm rất cao. Để bắt đầu làm luật bạn cần phải học luật tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành mà bạn sẽ được trang bị kiến thức khác nhau.
     
    So với thời gian trước có rất ít cơ sở và địa điểm dạy luật cho người học, không những thế số lượng chuyên ngành cũng khá ít so với hiện nay. Thế hệ Gen Z hiện nay có quyền lựa chọn vào những ngôi trường mà mình theo đuổi tùy theo năng lực của mình. Hiện nay có khá nhiều trường trên cả nước đào tạo ngành luật cụ thể như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP HCM, Khoa Luật – Đại học QG Hà Nội,  Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Luật Huế,... Hay đặc biệt là Học Viện Tòa án và Đại học Kiểm sát. Với mỗi ngôi trường là một tư duy luật học và phát triển nhân tài khác nhau nhưng kiến thức và vận dụng sẽ tùy thuộc vào sự cảm nhận của sinh viên. 
     
    Hành trang kỹ năng cho Gen Z
     
    Phương châm vừa học và thực hành mới có thể tiếp thu được kiến thức tốt nhất vẫn luôn luôn đúng. Ngành luật không chỉ đọc những con chữ khô khan mà bạn phải biết vận dụng từng điều khoản đó và thực tế sẽ được áp dụng ra sao, với đối tượng nào và trong trường hợp nào. 
     
    Điều này đòi hỏi người học không những có sự cần mẫn đọc luật và cập nhật pháp luật thường xuyên mà còn phải biết áp dụng và tư duy kiến thức vào thực tế. Đối với sinh viên còn đang trên ghế nhà trường thì các “phiên tòa giả định” hay câu lạc bộ pháp lý hoặc các buổi trao đổi pháp lý, các cuộc thi pháp lý diễn ra tại trường là một hoạt động không thể bỏ qua cho các sinh viên. Bạn được đứng trước đám đông và thể hiện kỹ năng của mình trước khi ra thực chiến sau này. 
     
    Ban đầu sinh viên sẽ được học các môn học đại cương, cơ bản nhất về hệ thống pháp luật (Lý luận nhà nước và pháp luật, logic học, Hiến pháp,...) để sinh viên có thể nắm được kiến thức cơ bản từng bước tiếp thu và chuẩn bị làm quen với các môn học chuyên ngành về sau.
     
    Các sinh viên ban đầu đã xác định được cho mình một định hướng sẵn về ngành học của mình vì thế sau năm đầu sinh viên sẽ bắt đầu bước vào chuyên ngành đó (luật dân sự, luật hình sự, luật thương mại, luật hành chính, luật quốc tế, quản trị luật và các chuyên ngành khác). Sinh viên từ những năm chuyên môn trở đi nên chuẩn bị và sắp xếp một thời gian hợp lý để có thể thực tập lấy kinh nghiệm ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như từ kinh nghiệm đi làm có thể hiểu sâu hơn khi học.
     
    Đa dạng vị trí tiềm năng
     
    Như đã nói thế hệ trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán khi nghĩ đến luật là làm việc cho các cơ quan nhà nước hoặc trở thành luật sư tranh tụng. Đây cũng là suy nghĩ của đại đa số mọi người khi nhìn nhận về nghề làm luật, luật sư chỉ là một trong số các vị trí nổi bật khi nhắc đến làm luật. Luật sư cũng là một vị trí ước mơ của đa số người theo nghề luật, tuy nhiên các sinh viên khi tốt nghiệp đại học mà không thuộc các trường Tòa án hay Kiểm sát thì chỉ mới là cử nhân luật.
     
    Cử nhân luật vừa là lợi thế vừa là thách thức đối với người tốt nghiệp đại học luật. Lợi thế ở đây là họ có thể xác định lựa chọn được con đường tiếp theo mà học đi là đâu. Có thể là học tiếp các chứng chỉ hành nghề như luật sư, công chứng viên, thừa phát lại,... Nếu theo con đường học thuật thì có thể học tiếp đến thạc sĩ và chuyển hướng sang con đường giảng dạy. Trường hợp bạn là người thích làm việc trong cơ quan nhà nước thì có thể thi công chức tại nhiều cơ quan khác nhau như Tòa án, Viện Kiểm sát. Thách thức ở đây là để có một sự nghiệp vững vàng và thành công bạn cần phải kiên trì vì thời gian đến đó sẽ hơi xa so với các kỹ sư, bác sĩ mới ra trường.
     
    Pháp chế doanh nghiệp và content pháp lý, hay còn được gọi là shipper pháp lý. Đây chắc hẳn là một công việc mà nhiều thế hệ trẻ quan tâm hơn hết vì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một ban pháp chế trong công ty của mình. Đối với các chuyên viên content pháp lý họ là người được thuê để viết các bài viết giải đáp thắc mắc trong cuộc sống mà chịu sự ảnh hưởng của pháp luật. Cả hai nghề này có một điểm chung là có thể làm cộng tác viên cho doanh nghiệp khá phù hợp với thế hệ trẻ. Có thể giúp họ sắp xếp được thời gian và làm được nhiều việc khác hơn, mọi thứ có thể thông qua môi trường internet và ít bị ràng buộc bởi các quy định hay văn hóa công sở. 
     
    Việc kết hợp với kỹ thuật công nghệ hiện nay người học luật, làm luật chỉ cần có công nghệ internet thì đã có thể nắm bắt và cập nhật được hệ thống văn bản pháp luật và ứng dụng công việc vào các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok,... Điều này sẽ đưa pháp luật đến gần với người dân hơn, thế hệ Gen Z cần phải tư duy công việc sao cho phù hợp với sự phát triển của thời đại.
     
    Tính chất của người làm luật là kinh nghiệm, có thể bạn xuất phát điểm chậm hơn người khác lương khởi điểm không cao bằng các ngành khác khi mới ra trường tuy nhiên dựa vào khả năng và số năm kinh nghiệm sẽ đánh giá kĩ năng của người làm luật và xác định vị trí xã hội của bản thân đã miệt mài theo đuổi công việc này được cộng với tư duy của thế hệ trẻ thì sẽ còn rất nhiều thứ sẽ cần phải học hỏi và phát triển nghề luật đổi mới hơn nữa.
     
    441 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591234   22/09/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Gen Z: một thế hệ sáng tạo trong môi trường luật

    Các vấn đề khó khăn trong đời sống được những "bộ não" đầy ắp ý tưởng đưa ra giải pháp linh hoạt, dễ hiểu. Những vấn đề về bạo lực, những quy định dân sự được áp dụng trong quá trình chống dịch COVID-19, hay vấn nạn vi phạm luật lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm… cũng là những đề tài Gen Z quan tâm.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #591661   28/09/2022

    Gen Z: một thế hệ sáng tạo trong môi trường luật

    Kiến thức luật tưởng như là một thế giới ‘khó hiểu, khó học’ nhưng giới trẻ đã chứng minh điều ngược lại. Đối với giới trẻ, pháp luật luôn hiện diện và là một phần quan trọng để định hướng trong mọi khía cạnh của đời sống. Không ít lần, giới trẻ đã chứng minh sự hiểu luật, sành luật của mình qua những góc nhìn mới mẻ cùng cách lập luận sắc bén.

     
    Báo quản trị |  
  • #591751   28/09/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Gen Z: một thế hệ sáng tạo trong môi trường luật

    Theo quan điểm của bản thân mình thì kiến thức sẽ phản ánh hiện thực của xã hội. Khi một xã hội phát triển thì kiến thức của người dân cũng sẽ tăng lên theo xu hướng chung của con người. Cũng tương tự như trong môi trường Luật, thế hệ trẻ Gen Z đang theo học sẽ có các cách để buộc phải thích nghi, học tập nhanh chóng thông qua sự sáng tạo của bản thân để bắt kịp với xu thế. Nếu không có sự sáng tạo đó thì cái mới sẽ không sinh ra, vô hình chung sẽ không có sự phát triển.

     
    Báo quản trị |