GCNQSD đất có nguồn gốc nhận thừa kế mang tên 2 người có chung sống nhưng không đăng ký kết hôn

Chủ đề   RSS   
  • #526083 22/08/2019

    kieudiemtn

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    GCNQSD đất có nguồn gốc nhận thừa kế mang tên 2 người có chung sống nhưng không đăng ký kết hôn

    Ông A được nhận thừa kế 1 mảnh đất từ bố mẹ ông năm 2015. Trên GCNQSD đất phần người sử dụng đất mang tên ông A và bà B, nguồn gốc: nhận thừa kế. Nhưng bà B và ông A không có đăng ký kết hôn, 2 ông bà chung sống với nhau từ sau mốc ngày 03/1/1987  đến 1/1/2001 có 2 người con sinh năm 2000 và 2002. Năm 2019, ông A chết. Xin hỏi, việc cấp GCNQSD đất năm 2015 cho ông A và bà B, đất có nguồn gốc nhận thừa kế như vậy là đúng hay sai. Hiện nay ông A chết, người có quyền hưởng di sản ông để lại là 2 con, như vậy có đúng không. Mọi người cùng tham gia thảo luận nhé

     
    2451 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kieudiemtn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #526610   28/08/2019

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1121 lần
    Moderator

    Nếu đó là đất của ông A nhận thừa kế từ cha, mẹ thì là tài sản riêng của ông, tuy nhiên, Pháp luật cũng cho phép ông nhập tài sản riêng này vào khối tài sản chung với vợ (chỉ với vợ !) khi làm GCN bằng cách cho vợ cùng đứng tên. Trường hợp này bạn nói A và B không đăng ký kết hôn nhưng thực tế Nhà nước đã cấp GCN cho cả A và B, do đó muốn biết "việc cấp GCNQSD đất năm 2015 cho ông A và bà B, đất có nguồn gốc nhận thừa kế như vậy là đúng hay sai" phải xin trích lục để xem xét hồ sơ cấp GCN mới khẳng định được, biết đâu trong đó có giấy tờ chứng minh A và B là vợ chồng hợp pháp mà bạn chưa được biết (hoặc biết nhưng bạn chỉ khai thác tình tiết  A và B không đăng ký kết hôn). Lưu ý trong nhiều trường hợp không có giấy đăng ký kết hôn nhưng Hộ khẩu ghi chủ hộ là A và thành viên khác trong hộ là B có quan hệ là vợ của chủ hộ thì A và B vẫn được xem là vợ chồng.

    Tương tự, câu hỏi "Hiện nay ông A chết, người có quyền hưởng di sản ông để lại là 2 con, như vậy có đúng không" cũng phải xem xét hồ sơ cấp GCN đã cấp cho A và B mới xác định được B là gì của A, từ đó mới khẳng định hàng thừa kế thứ 1 của A  có B hay không.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    kieudiemtn (31/08/2019)
  • #527427   02/09/2019

    kieudiemtn
    kieudiemtn

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    cho mình hỏi thêm về quy định: tính pháp lý của mối quan hệ trong sổ hộ khẩu được quy định tại điều khoản của luật nào không ạ. vì khi mình đi làm thủ tục về đất đai, trong sổ hộ khẩu có ghi mối quan hệ của mình với chủ hộ là con đẻ, tuy nhiên vẫn phải cung cấp trích lục khai sinh để xác định mối quan hệ

     
    Báo quản trị |  
  • #527441   02/09/2019

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1121 lần
    Moderator

    kieudiemtn viết:

    cho mình hỏi thêm về quy định: tính pháp lý của mối quan hệ trong sổ hộ khẩu được quy định tại điều khoản của luật nào không ạ. vì khi mình đi làm thủ tục về đất đai, trong sổ hộ khẩu có ghi mối quan hệ của mình với chủ hộ là con đẻ, tuy nhiên vẫn phải cung cấp trích lục khai sinh để xác định mối quan hệ

    Đang nói quan hệ vợ - chồng bạn lại chuyển qua quan hệ cha - con hoặc mẹ - con. Tôi hiểu ý bạn muốn nói dùng hộ khẩu để chứng minh mối quan hệ là chưa đủ nhưng so sánh như vậy là không được  vì không cùng điều kiện, không cùng quan hệ bạn nhé. Trước khi giải đáp cho bạn, tôi muốn biết rõ :

    1/- Có phải bạn làm thủ tục về đất đai có liên quan tới nghĩa vụ tài chính khi chuyển quyền SDĐ từ cha, mẹ qua cho con ?

    2/- Bạn có suy nghĩ như thế nào khi Hộ khẩu đã ghi rõ bạn là con đẻ của chủ hộ nhưng cơ quan chức năng vẫn yêu cầu bạn phải cung cấp giấy khai sinh để xác định mối quan hệ ?

    3/- Theo bạn, có gì khác nhau trong việc sử dụng hộ khẩu để chứng minh mối quan hệ vợ - chồng và mối quan hệ cha - con hoặc mẹ - con hay không ?

    Đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng tôi dám khẳng định rất nhiều người không hiểu cặn kẽ, cho nên việc chúng ta cùng trao đổi cho tới tận cùng "chân lý" sẽ rất có ích.

    Trân trọng

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |