Gây tử vong với người đi bộ đi sai luật có phải bồi thường?

Chủ đề   RSS   
  • #501784 10/09/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Gây tử vong với người đi bộ đi sai luật có phải bồi thường?

    Gây tử vong với người đi bộ đi sai luật có phải bồi thường?

    Tai nạn giao thông là một trong những vấn đề đáng báo động khi hàng loạt các vụ tai nạn với các tính chất và mức độ khác nhau xảy ra liên tục hàng giờ.

    Vừa hay lướt trên mặt báo có trường hợp một người đi bộ qua đường nhưng không đúng quy định về vạch kẻ đường và hậu quả là một xe máy gây tai nạn giao thông làm người đi bộ chết tại chổ. Một vấn đề được đặt ra đối với trách nhiệm của người gây tai nạn trong trường hợp này được xác định như thế nào?

    Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về Người đi bộ:

    1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

    2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

    3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

    4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    ...

    Phương tiện tham gia giao thông là xe máy được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ

    Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     

    Về trách nhiệm hình sự:

    Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

    “Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

    1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết người;

    ...

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

    c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    ...”

    Như vậy, theo những quy định trên, trước hết cần phải xác định lỗi trong vụ tai nạn. Nếu tai nạn xảy ra do lỗi của bạn, bạn đã có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ dẫn đến làm chết người, bạn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Còn nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của nạn nhân; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, bạn không phải bồi thường thiệt hại cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại

     

     

     
    4522 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    mochi1508 (10/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #501793   10/09/2018

    mochi1508
    mochi1508

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2 lần


    Mình hiểu tình huống này. Tuy nhiên, mình xin mở rộng vấn đề như sau:

    Nếu chỉ có 02 đối tượng (người lái xe và người đi bộ) thì còn dễ xử lý. Nếu đối tượng tăng lên 3 thì sao â?

    Ví dụ: A lái xe, B đi bộ qua đường lúc đèn xanh, A hốt hoảng né tránh đụng trúng C. Vậy ai sẽ bồi thường cho C.

     

     
    Báo quản trị |