Gây thương tích khi đánh nhau mức bồi thường sẽ như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #603200 12/06/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Gây thương tích khi đánh nhau mức bồi thường sẽ như thế nào?

    Trong quá trình gây ẩu đả không may một bên gây thương tích nặng cho bên còn lại thì việc quy định mức bồi thường luôn là tranh chấp khiếu kiện dai dẳng tại tòa. Vậy mức bồi thường trong vụ án gây thương tích được quy định ra sao? Thương tích của bị đơn được giám định thế nào?
     
    gay-thuong-tich-khi-danh-nhau-muc-boi-thuong-se-nhu-the-nao
     
    1. Trường hợp nào bắt buộc phải trưng cầu giám định?
     
    Căn cứ Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định thuộc các nội dung sau:
     
    - Thứ nhất: Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
     
    - Thứ hai: Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
     
    - Thứ ba: Nguyên nhân chết người;
     
    - Thứ tư: Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;
     
    - Thứ năm: Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
     
    - Thứ sáu: Mức độ ô nhiễm môi trường.
     
    Theo đó, đương sự trong vụ án hình sự buộc phải giám định thương tích và các nội dung khác có liên quan đến vụ án được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thực hiện để giải quyết vụ án.
     
    2. Đương sự có được yêu cầu giám định thương tích?
     
    Trong trường hợp đương sự không thuộc các trường hợp đương nhiên phải giám định thì đương sự trong vụ án hình sự có quyền yêu cầu giám định theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
     
    - Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
     
    - Trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
     
    - Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. 
     
    - Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
     
    3. Bồi thường thương tích căn cứ phát sinh ra sao?
     
    Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự như sau:
     
    - Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
     
    - Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
     
    - Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
     
    4. Chi trả mức bồi thường trong vụ án cố ý gây thương tích ra sao?
     
    Cụ thể Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong vụ án cố ý gây thương tích được thực hiện như sau:
     
    - Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
     
    - Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
     
    - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
     
    - Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
     
    - Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
     
    Như vậy, để được bồi thường khi bị gây thương tích thì đương sự trong vụ án hình sự phải thực hiện giám định thương tích bị gây ra từ đó xác định được mức độ thương tật. Căn cứ vào đó yêu cầu Tòa án giải quyết việc bồi thường cho tổn thất về sức khỏe và tinh thần. Mức bồi thường sẽ tùy thuộc vào độ giám định, tình tiết vụ án và gia cảnh của bị cáo.
     
    1587 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (08/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận