Gặp tai nạn giao thông nhưng bỏ đi có bị phạt?

Chủ đề   RSS   
  • #528078 11/09/2019

    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Gặp tai nạn giao thông nhưng bỏ đi có bị phạt?

    Trên thực tế, không ít trường hợp khi đang lưu thông trên đường, bạn vô tình nhìn thấy một tai nạn giao thông đang diễn ra trước mắt nhưng rồi lại bỏ đi.

    Khi một video clip hay một tin tức được đăng tải trên mạng xã hội về việc có ai đó bị nạn giữa đường, gữa dòng người thờ ơ đứng lại nhìn đôi chút rồi vô tâm bỏ đi, nhiều lắm cũng chỉ là một cái ngoái nhìn, một cái thương cảm rồi lại tiếp tục bỏ đi, dân tình mạng xã hội thường ngồi nhà gõ phím chê trách những con người đang lướt đi đó là những kẻ không có trái tim, không có lương tâm,... tuy nhiên rơi vào trường hợp đó thì hầu như ai cũng hành xử như vậy.

    Vì đâu mà con người ta hình thành nên lối nghĩ và lối hành xử lạnh lùng tới như vậy? Sự vô cảm này xuất phát từ tâm lý sợ ..."làm ơn, mắc oán", sợ bị cơ quan chức năng tra hỏi, triệu tập, sợ bị trả thù, một phần do mất niềm tin vào những điều tốt đẹp. Ngoài ra nhiều người không có kỹ năng sơ cứu người bị nạn. Họ bối rối, lúng túng, không biết phải làm thế nào vì thiếu kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống… nên miễn cưỡng làm ngơ.

    Pháp luật điều chỉnh sự 'thờ ơ" này như thế nào?

    Luật giao thông đường bộ 2008 :

    Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.

    1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

    a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

    b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

    c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

    2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

    a) Bảo vệ hiện trường;

    b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

    c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

    d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

    đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

    3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

    4. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

    5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất. Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.

    6. Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

    Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 20 quy định:·

    Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

    1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

    b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

    3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

    Cập nhật bởi Nhunghi1997 ngày 11/09/2019 10:25:16 CH Cập nhật bởi Nhunghi1997 ngày 11/09/2019 10:24:37 CH
     
    952 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận