Gải quyết đơn tố cáo

Chủ đề   RSS   
  • #193910 15/06/2012

    nguyenmails

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gải quyết đơn tố cáo

    Cách đây 6 ngày, vào buổi tối, tôi có cãi nhau với một người liên quan đến việc gia đình. Sau đó, người này gửi đơn tố cáo đến Giám đốc của tôi. Sau khi nhận đơn, Giám đốc yêu cầu tôi viết bản tường trình về sự việc đó, nhưng Giám đốc không cho tôi biết nội dung tố cáo là gì.

    Kính đề nghị Luật sư cho tôi biết: Tôi có quyền được biết nội dung tố cào mình không? Giám đốc tôi giải quyết việc này có đúng thẩm quyền không? Nếu không đúng thẩm quyền, tôi có quyền từ chối không viết tường trình không?

    Xin trân trọng cảm ơn!

     
    3048 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #193926   15/06/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    1. Bạn có quyền được biết nội dung tố cáo mình cụ thể là gì.

    2.. Do không biết nội dung tố cáo cụ thể là gì, nên khong trả lời bạn chắc chắn được là việc Giám đốc của bạn giải quyết việc tố cáo có đúng thẩm quyền không.

    Nếu là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thì Giám đốc của bạn có thẩm quyền giải quyết.

    Nếu là tố cáo hành vi phạm tội thì thẩm quyền thuộc về cơ quan Công an hoặc Viện kiểm sát.

    3. Nếu đúng thẩm quyền thì bạn có nghĩa vụ phải viết tường trình theo yêu cầu của Giám đốc. Nếu không đúng thẩm quyền thì bạn có quyền từ chối không viết tường trình. Nhưng theo tôi bạn không nên từ chối.

    Bạn tham khảo các điều sau của Luật khiếu nại, tố cáo để rõ hơn.

    Điều 58
    1- Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
    a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
    b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
    c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
    d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

    2- Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
    b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
    c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

    Điều 59
    Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
    Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
    Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

    Điều 60
    Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
    Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. 


    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |