Chào bạn anhminhhh.
- Vấn đề thứ nhất, là riêng với bạn hungmaiusa @@. Tại 1 topic về "Thế nào gọi là "công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên" trong Điều 22, BLLĐ" (link: http://m.danluat.thuvienphapluat.vn/the-nao-goi-la-cong-viec-co-tinh-chat-thuong-xuyen-tu-12-thang-tro-len-trong-di-116348 ), bạn có cho rằng công việc của kế toán trưởng là "công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên", nhưng khi đề nghị bạn chứng minh điều đó (vì sao từ 12 tháng trở lên) thì bạn đem con bỏ chợ, bạn làm thế là rất chối bỏ trách nhiệm và rất là ẩu nhé. Ai lại đi khẳng định 1 điều mà không biết là nó có căn cứ pháp lý hay không. Bạn xem lại đi xem bạn đúng hay là chưa đúng bạn nhé.
Tôi xin có ý kiến trao đổi giúp hiểu nhau hơn chứ không có mục đích gây căng thẳng thêm:
1) Giữa tôi và bạn có 2 cách hiểu khác nhau khi tham gia trên diễn đàn này: Tôi nghĩ là ở diễn đàn này thì ngoài phần "tư vấn của luật sư", ở các mục còn lại là thảo luận, không phải là xét xử mà phân định đúng sai. Tất nhiên, văn hoá tranh luận là nếu thấy sai thì nhận sai, không thì thôi (không bắt buộc phải kết luận đúng sai) vì không có cơ sở và không có người có quyền quyết định ai đúng, ai sai (do mỗi người tự nhận định). Do đó, khi tôi không có ý kiến gì mới thì tôi không tiếp tục có ý kiến nữa.
2) Riêng trong chủ đề mà bạn nói thì tôi đã khẳng định viện dẫn của bạn nguyenkhanhchinh là đầy đủ và rõ ràng (tức là đồng ý với viện dẫn điều luật đó chứ không phải là nói suông), "
chối bỏ trách nhiệm" và "
ẩu" như bạn nói. Bạn nên chấm dứt việc xử dụng những tính từ như vậy trên diễn đàn như các chữ mà tôi ghi ở phần liền trên để tránh nhận lại những từ tương tự, "phòng vệ thích đáng" thì được, chứ đừng vượt mức. Điều gì mình không muốn, đừng ép người khác chịu đựng.

- Vấn đề thứ hai, đó là có một điều luật hay một điều khoản trong một nghị quyết của hội đồng thẩm phán v.v... nào trong đó quy định trong trường hợp có nhiều chứng cứ khác nhau dẫn đến việc kết tội sẽ khác nhau về một vấn đề. Ví dụ: camera ghi hình cho thấy ông A ở tại thành phố Hà Nam lúc 18h, vụ án xảy ra ở thành phố Vinh lúc 18h và các nhân chứng khẳng định ông A gây án tại thời điểm đó, và qua kết luận giám định cũng cho thấy tại hiện trường có mẫu ADN từ ông A, nhưng ông A phản bác lại chứng cứ buộc tội ông. Ta có các nguồn chứng cứ bảo vệ ông A (vật chứng từ đoạn camera, lời khai của ông) và các nguồn chứng cứ chống lại ông (nhân chứng, vật chứng mẫu ADN...). Như vậy trong trường hợp cùng có 2 nguồn chứng cứ đều được xem là "có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục" như vậy thì Toà án xử lý ra sao và căn cứ vào điểm khoản điều nào của pháp luật để xử lý như thế (hay nói cách khác, chứng cứ nào sẽ được ưu tiên so với chứng cứ nào khi có nhiều chứng cứ xung đột, mâu thuẫn nhau)?
Vấn đề bạn nêu trên, nếu có sẽ là một vụ án "phức tạp" thì cơ quan tiến hành xét xử phải có nghĩa vụ chứng minh. Ông A nếu có chứng cứ "ngoại phạm" thì không có cơ sở khởi tố ông A, nếu không chứng minh được là giả dối. Nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị can, bị cáo.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 14/08/2014 09:47:59 SA