Em hỏi về trách nhiệm chứng minh vi phạm thuộc về ai trong PLXLVPHC

Chủ đề   RSS   
  • #239027 12/01/2013

    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Em hỏi về trách nhiệm chứng minh vi phạm thuộc về ai trong PLXLVPHC

    Theo như tinh thần của Luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2013, "Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính". Nếu như vậy thì trước đây và hiện tại trong khoảng thời gian chờ từ bây giờ cho đến trước ngày 1/7/2013 thì trách nhiệm thanh minh, chứng minh mình vô tội là thuộc về phần của cá nhân, tổ chức bị xử phạt hả?

    Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

    1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

    a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

    b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

    c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

    d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

    Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

    Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

    Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

    đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

    e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:

    a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;

    b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

    c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

    d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.


    (Luật Xử lý vi phạm hành chính: http://www.chinhphu.vn/portal/page/p...ment_id=163070)
     
    Còn Pháp lệnh đây: http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn...x?ItemID=22313

    Ở Điều 3, Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, chả thấy nói đến việc ai là người phải có trách nhiệm chứng minh vi phạm gì cả, dẫn đến rất là mơ hồ, hay là em chưa đọc kỹ và nắm kỹ luật?

    Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

    1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

    2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

    Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.

    3. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

    4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.

    Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

    Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

    5. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

    6. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
     

     

     
    7239 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #239041   12/01/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Người xử phạt đương nhiên phải chứng minh người bị phạt có hành vi vi phạm hành chính rồi. Còn người bị phạt để chứng minh việc xử phạt với mình là sai thì phải chứng minh mình không vi phạm. Cái này không nhất thiết phải quy định rõ, chỉ cần xem chức năng nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền là ra thôi. 

    Thế nên, giả xử khi bạn ra đường bị công an phạt, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao giờ người ta cũng có phần lý do ở đó.

    Dù có quy định thêm hay không quy định thêm như luật XPVPHC như trên thì cũng có thể khẳng định được điều đó rồi bạn. 

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (13/01/2013)
  • #239254   13/01/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Cảm ơn sự tư vấn của bạn. Nhưng vấn đề nảy sinh ra là giả dụ khi một người cảnh sát giao thông thông qua mắt thường của mình trực tiếp phát hiện hành vi một xe ô tô đè vạch phân lane, bèn ra hiệu lệnh dừng xe. Xuống xe, người chủ phương tiện cho rằng mình đi đúng lane và không đè vạch phân lane. Vậy thì trong tình huống này thì ai chịu ai? 

    Chẳng lẽ bắt người công an phải chứng minh rằng người kia sai lane trong khi họ không có thiết bị ghi hình à? Và trong một diễn biến khác,người điều khiển phương tiện chẳng may không lắp camera hành trình mà bị cho là lấn lane thì thanh minh kiểu gì được?

     
    Báo quản trị |  
  • #239301   14/01/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Trường hợp như bạn nói, thực tế xảy ra rất nhiều, không phải hiếm. Tuy nhiên, mình cũng được biết và báo chí cũng nói, nếu mình cứng lý, am hiểu luật thì CSGT không thể thắng mình. Nhiều trường hợp họ đã không thể phạt được người tham gia giao thông.

    Mình kể cho bạn 2 trường hợp này của bạn mình:

    Một người, tham gia trên nút giao thông ngã tư hàng bông, khi đi tới đó thì sắp đèn vàng, bạn ấy đi qua vạch, sau đó bị công an tuýt vào. Lập biên bản vi phạm với lỗi vượt đèn đỏ. Bạn ấy dù biết mình không vượt đèn đỏ nhưng không cãi được. Vậy là bị phạt.

    Một người bạn khác, cũng gặp trường hợp tương tự như trên. Tuy nhiên bạn ấy nói bạn ấy không vượt đèn đỏ, yêu cầu cho xem bằng chứng. Người cảnh sát ở đó nói, ở khu vực này có lắp camera theo dõi, sẽ đưa bạn ấy về trụ sở để xem. Bạn ấy đồng ý. Đề nghị được xem. Cuối cùng, người cảnh sát đuối lý, đành phải cho đi.

    Trường hợp khác, bạn mình cùng người yêu đi chơi về tối trên khu lăng bác. Lúc đó là 11h giờ đêm, dọc tuyến đó, thường đèn đỏ sẽ dừng hoạt động vào giờ đó, chuyển sang tín hiệu đèn vàng nhấp nháy. Bạn mình cùng người yêu bị một nhóm CSCĐ yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Rồi họ đòi lập biên bản vi phạm với bạn mình vì lý do vượt đèn đỏ. Bạn mình nói, trong dọc tuyến bạn mình đi, không hề có cái đèn giao thông nào, mà có thì cũng ở chế độ đèn vàng, tại sao lại bảo bạn mình vượt đèn đỏ. CSCĐ đòi đưa xe bạn mình về phường, nó đồng ý về phường, nhưng yêu cầu phải có bằng chứng chứng minh nó vượt đèn đỏ, thậm chí đề nghị đi dọc lại đoạn đường vừa rồi xem có đèn giao thông đang hoạt động hay không. Cuối cùng, biết không thể thắng lý được, họ đành phải cho đi.

    Đó là những trường hợp thực tế, mình biết được thông qua bạn bè của mình. Họ đúng thì họ không sợ. (à, cũng kể cho bạn nghe là mình có đứa bạn nó cũng làm công an, nó nói, nếu bị bắt lỗi không xi nhan, cứ bật xi nhan lên, và nói rằng mình có bật. Rồi cứ cứng lý mà nói, họ không làm gì được mình đâu. Thực tế nhiều bạn vào khúc cua có bật xi nhan, nhưng sau đó vào đường rồi tắt xi nhan, vẫn bị bắt lỗi. Mình thấy tại khúc cua chỗ vòng xuyến Big C mọi người cũng hay bị bắt với lỗi này).

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    danusa (14/01/2013) boyluat (04/06/2014) KhacDuy25 (14/01/2013) anhminhnguyen (18/01/2013)
  • #239424   14/01/2013

    phamchau.bdtbb
    phamchau.bdtbb

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    mình cũng đã từng gặp trường hợp như thế này: khoảng 11h đêm mình cùng bạn mình đang đi ở khu vực ngã ba từ Đại từ qua Vành đai ba, mấy chú, anh CSCĐ đi sau và ép mình vào trong. hỏi một lúc chẳng hiểu mình mắc lỗi gì mà bị bắt, trình giấy tờ xong còn bị bắt phạt 300k mà ko rõ lý do, cuối cùng dúi cho 100k thì đc di. thật ko hiểu hết. nếu ko tại trời về khuya thì mình cũng cứng lý mà nói rồi...

    Tóm lại là các bạn cứ đi đúng luật, đầy đủ giấy tờ thì ko phải sợ khi bị thổi còi.hi. 

                   Chúc các bạn lái xe an toàn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamchau.bdtbb vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (18/01/2013)
  • #240308   18/01/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Cảm ơn 2 bạn với những chỉ giáo và chia sẻ khá là phong phú!

    Mình cũng đã từng đắn đó về việc bên nào là bên phải chứng minh mình đúng. Thực ra thì Pháp lệnh chưa quy định cụ thể, còn khi nâng lên thành Luật (sắp tới đến ngày 1/7/2013 mới có hiệu lực) mới có, thế nên khó có căn cứ để cho rằng bên nào cần chứng minh.

    Mình cũng xin hỏi các bạn thêm 1 vấn đề cũng về thẩm quyền xử lý hành chính trong lĩnh vực giao thông nhé! Theo như Thông tư 65/2012/TT-BCA:

     

    Điều 14. Các trường hợp được dừng phương tiện
    1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
    a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
    b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
    c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
    d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
    đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

    Đây là điều gây tranh cãi. Nếu nói như thế thì chả khác gì quy định cái mồm cảnh sát giao thông là luật. Bởi vì "trực tiếp phát hiện" là gì? 

    Trong khi Luật Xử lý vi phạm hành chính sắp ban hành lại quy định rằng: "Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính"

    Xin hỏi, theo như luật ban hành các văn bản pháp luật hay luật gì đó quy định tình trạng khi 2 luật xung đột nhau, thì áp dụng theo luật nào? Xin giúp mình sáng tỏ vấn đề này! (nhân tiện mình muốn hỏi là: nghị định là văn bản dưới luật, còn luật, pháp lệnh là văn bản luật có đúng không nhỉ?)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #271035   22/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    nguyenthanhduc117 viết:

    bắt đầu từ ngày 1/7/2013 thì người xử phạt có trách nhiệm phải chứng minh hành vi vi phạm hành chánh.

    Cháu cũng mong chờ ngày này mãi :"

     
    Báo quản trị |  
  • #326424   03/06/2014

    Viengdpytttw
    Viengdpytttw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn anhminhnguyen! Tôi hiểu như thế này không biết có đúng không. Hai luật xung đột nhau thi tôi ít gặp, còn các văn bản hướng dẫn dưới luật (như Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định) thì tôi gặp khá nhiều. Trong luật vẫn thường có câu: nếu luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng theo luật chuyên ngành. Mình tốt nghiệp đại học vào làm việc cho công ty liên doanh, họ bắt thử việc 2 tháng (họ nói theo quy định của Bộ Luật lao động, ngày đó mình cũng không am hiểu về pháp luật lắm). Đến khi mình thi tuyển vào cơ quan nhà nước, họ bắt mình thử việc 1 năm (họ nói theo quy định của pháp luật hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức).

    Còn theo Khoản 2, Điều 83, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    Ví dụ: Nghị định trái với Luật thì áp dụng Luật; Thông tư trái với Nghị định thì áp dụng Nghị định...

    Nghị định đương nhiên là văn bản dưới luật rồi. Thực ra tôi cũng không hiểu rõ cum từ "văn bản luật" là thế nào? Tôi nghĩ các văn bản quy phạm pháp luật đều là văn bản luật. Hiểu như vậy không biết có đúng không? Mong được mọi người góp ý.

    À, tiên đây cho hỏi luôn: Có phải văn bản pháp quy là văn bản quy phạm pháp luật dưới luật không nhỉ?

     
    Báo quản trị |