Đương sự trong vụ án Hôn nhân gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #462319 24/07/2017

    Đương sự trong vụ án Hôn nhân gia đình

    Trong vụ án tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con, tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì người con chưa thành niên có phải là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án?

     
    18719 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #462419   25/07/2017

    nguyenloi310
    nguyenloi310
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 1686
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 58 lần


    Chào bạn,

    Theo khoản 4 Điều 68 của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì:

    "Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự

    4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
     
    Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan."
     
    Theo đó, con chưa thành niên trong trường hợp của bạn là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
     
    Tuy nhiên, vì con chưa thành niên nên việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện theo Điều 69 Bộ luật trên, trường hợp này là cha mẹ thực hiện.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenloi310 vì bài viết hữu ích
    tienthanh_71088 (26/07/2017)
  • #463028   30/07/2017

    lelanhuong11296
    lelanhuong11296

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2017
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn,

    Với trường hợp của bạn tôi xin có một số ý kiến đóng góp như sau:

    1. Theo khoản 4 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định: 
    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khời kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
    2. Người con chưa thành niên ở đây là đối tượng tranh chấp của vụ án tranh chấp cấp dưỡng nuôi con; tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
    Như vậy, người con chưa thành niên ở đây không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của vụ án tranh chấp cấp dưỡng nuôi con, tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. 
    Trên đây là sơ bộ câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Để có thể có câu trả lời chính xác hơn, bạn nên liên hệ trực tiếp luật sư để có thể cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất. 
     Lê Thị Lan Hương 
    CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)
    M: (+84-4) 899. 888 – E: luatvietkim@gmail.com
    Ad: Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    Lê Thị Lan Hương

    CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 899. 888 – E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lelanhuong11296 vì bài viết hữu ích
    tienthanh_71088 (30/07/2017)
  • #463035   30/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
     
    Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên qua/
     
    Pháp luật có quy định nhưng chưa cụ thể.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maithanhloivn vì bài viết hữu ích
    tienthanh_71088 (30/07/2017)
  • #482113   14/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Chào bạn,

    Theo khoản 4 điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định:

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan."

    Tuy nhiên, trường hợp này con chưa thành niên là đối tượng tranh chấp của nguyên đơn, bị đơn có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nhưng vẫn chưa thành niên nên sẽ do người đại diện hợp pháp đứng ra làm đại diện với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimgam2708 vì bài viết hữu ích
    tienthanh_71088 (20/03/2018)
  • #482214   15/01/2018

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    chào bạn.

    trong  vụ án tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con, tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì đứa con là người có quyền bị xâm hại. theo quy định tại khoản 2 điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì: 'Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.". vì vậy con chính là nguyên đơn chứ khoog phải người có quyền, nghĩa vụ liên quan

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Giaphat.lawF vì bài viết hữu ích
    tienthanh_71088 (20/03/2018)