Dừng xét xử lưu động từ năm 2018 !

Chủ đề   RSS   
  • #482352 15/01/2018

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Dừng xét xử lưu động từ năm 2018 !

    Tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác tòa án năm 2018 mới đây, ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao, đã nhấn mạnh từ năm 2018 sẽ dừng việc xét xử lưu động.

    Xét xử lưu động nay vẫn chưa có khái niệm được nêu rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng có thể hiểu là việc Tòa án đưa vụ án ra xét xử công khai không phải tại trụ sở Tòa án mà thường tại nơi tội phạm thực hiện. Cho đến thời điểm hiện nay, việc xét xử lưu động không được quy định cụ thể tại bất kỳ văn bản quy phạm nào, có chăng cũng chỉ nằm trong các dạng chỉ thị, quyết định để thực hiện các chiến dịch phòng chống tội phạm, phổ biến giáo dục pháp luật.

     

    Điều này khiến cho cơ quan xét xử không có cơ sở nào để xác định vụ án nào thuộc trường hợp phải xét xử lưu động, trường hợp nào không, khiến cho việc quyết định 1 vụ án có nên xét xử lưu động hay không đều mang cảm tính của cơ quan xét xử.

    Mục đích chính của việc xét xử lưu động này là để phổ biến, giáo dục pháo luật trong nhân dân, nhưng cũng có trường hợp việc xét xử lưu động chỉ với mục đích là có chỗ để cho người dân có thể đến xem, hoặc một số vụ án muốn đứa ra để giáo dục pháp luật nhân dân nhưng nếu xét xử tại Tòa sẽ ít người tham gia.

    Đó là ý chí của các nhà làm luật và của cơ quan xét xử, thế nhưng, thực tế việc xét xử lưu động này có thực sự mang tính giáo dục pháp luật hay không chỉ là nơi để người dân nhiều chuyện, tò mò còn những người trong cuộc lại bị khơi lại nỗi đau tinh thần, còn tàn nhẫn hơn cả câu chuyện giết người.

    Nhìn chung, việc xét xử lưu động đã đạt được nhiều hiệu quả trong công tác tuyên truyền pháp luật, giáo dục, răn đe người phạm tội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, xét xử lưu động cũng để lại nhiều hệ lụy không tốt như tâm lý của gia đình bị cáo bị ảnh hưởng trong khi họ không có tội nhưng phải chịu những ánh nhìn không thiện cảm, bị mọi người xa lánh đánh đồng họ cũng như người phạm tội. 

    Bị cáo khi bị đưa ra xét xử lưu động thường có tâm lý mặc cảm, xấu hổ rất khó để hòa nhập với cộng đồng sau khi chấp hành xong án tù. Cũng có không ít trường hợp con của bị cáo phải nghỉ học, lập nghiệp ở một nơi khác vì không chịu được dư luận xã hội khi cha, mẹ bị kết án.

    Bên cạnh đó, việc xét xử lưu động gây không ít tốn kém chi phí tổ chức phiên tòa lưu động mà hiệu quả tuyên truyền lại không đạt được kết quả cao khi mà ngày nay, mạng Internet đã phổ biến rộng rãi. Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật có thể bằng các cách thức khác như qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hoạt động tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật…

    Cập nhật bởi luatsutraloi3 ngày 15/01/2018 11:40:30 CH
     
    3168 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #483901   31/01/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Theo thực tiễn xét xử lưu động thì người dân kéo nhau đến chủ yếu để thỏa mãn sự hiếu kì, tò mò xem mặt nghi phạm như thế nào và xem trực tiếp việc xử bắn diễn ra như thế nào. Thực vậy, nhiều người dân khi được phỏng vấn đã trả lời thế này: “Ở nhà cũng có truyền hình qua tivi nhưng tôi đến đây để coi trực tiếp mặt mũi tụi nó ra sao mà ác dữ vậy”. Nhiều người còn không rõ họ sẽ chứng kiến một phiên toà hay một buổi hành hình: “Tôi đến đây để coi xử bắn”. Một người khác bổ sung: “Bao nhiêu lâu mới có một vụ như thế này.” Những phiên toà này có xuất xứ từ thời kỳ chiến tranh, khi phát thanh và ti vi còn chưa phủ sóng toàn quốc, khi chưa có trụ sở toà án cố định ở vùng giải phóng, các cơ quan tố tụng phải đi các nơi để xét xử.

    Ngày nay, nó tiếp tục được duy trì bởi tư duy là phiên toà là nơi tốt nhất để “tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật” trong nhân dân vì tính “trực quan sinh động” của nó. Những người ủng hộ xét xử lưu động cho rằng qua đó “người dân có thêm thông tin về các thủ đoạn phạm tội mới, nâng cao ý thức cảnh giác”. Nhưng không, người dân tìm đến không hề vì khao khát kiến thức pháp luật. Vì điều đó họ đã đọc hàng ngày qua báo chí lan tràn những tin tức cướp, hiếp, giết. Có chăng để củng cố chút lòng tin về công lý, rằng kẻ ác sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng. 

     
    Báo quản trị |